Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
- Nội dung thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là gì?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải?
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải
...
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam;
c) Chi cục Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (sau đây gọi là Chi cục Đường thủy nội địa);
d) Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (sau đây gọi là Cảng vụ Đường thủy nội địa);
đ) Cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Nội dung thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung thanh tra
...
2. Thanh tra chuyên ngành:
a) Thanh tra Bộ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thanh tra Sở thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải;
c) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân công của cấp có thẩm quyền:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường bộ.
Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ Hàng không thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về hàng không dân dụng.
Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về hàng hải.
Cục Đường sắt Việt Nam thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải?
Theo Điều 11 Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới trực tiếp.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục theo phân cấp.
3. Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục, Cục hoặc thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra ngành Giao thông vận tải được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới trực tiếp.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục theo phân cấp.
- Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục, Cục hoặc thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?