Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính có con dấu riêng không? Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước?
Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính có con dấu riêng không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 383/QĐ-BTC năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Cục Dữ trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Dự trữ Nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính có con dấu hình Quốc huy, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính có con dấu riêng không? Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 383/QĐ-BTC năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo mô hình 02 cấp:
- Cục Dự trữ Nhà nước có 07 đơn vị tại Trung ương:
+ Ban Kế hoạch;
+ Ban Khoa học và Công nghệ bảo quản;
+ Ban Tài chính và Quản lý hàng dự trữ;
+ Ban Tổ chức cán bộ;
+ Thanh tra;
+ Văn phòng;
+ Ban Công nghệ thông tin.
- Các tổ chức nêu trên là tổ chức hành chính giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong đó các tổ chức: Thanh tra; Văn phòng; Ban Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng dược tổ chức 04 tổ, Thanh tra được tổ chức 03 tổ, Ban Công nghệ thông tin được tổ chức 03 tổ.
- Chi cục Dự trữ Nhà nước tại địa phương được tổ chức theo 15 khu vực.
- Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của các Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo Phụ lục kèm theo Quyết định 383/QĐ-BTC năm 2025.
- Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực có bình quân 04 phòng chuyên môn và các điểm kho. Số lượng điểm kho của các Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực không quá 171 điểm kho.
Cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành thông tư về dự trữ quốc gia không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 383/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia;
b) Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
c) Chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;
d) Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (không bao gồm kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý theo quy định của pháp luật; định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; định mức chi phí nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia, định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; chi phí chưa có định mức (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia, bảo quản hàng dự trữ quốc gia) và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia;
đ) Phân bổ, giao, điều chỉnh dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chi mua hàng dự trữ quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý;
e) Cấp kinh phí chi mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
g) Tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi cho nhập, xuất bảo quản hàng dự trữ quốc gia của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
h) Thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
i) Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật;
k) Giảm vốn đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, Cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành thông tư về dự trữ quốc gia.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sao Thổ tú là sao gì? Sao Thổ tú tốt không? Sao Thổ Tú kỵ tháng mấy? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải Sao Thổ tú bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hạn Địa võng là gì? Hạn Địa võng là hạn gì? Hạn Địa Võng tốt không? Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Trung điểm của đoạn thẳng là gì? Tính chất trung điểm của đoạn thẳng? Yêu cầu nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng?
- Bộ Xây dựng có phải đăng tải công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy định không?
- Đơn vị điện lực là ai? Đơn vị điện lực được cấp giấy phép có các nghĩa vụ như thế nào theo quy định?