Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ gì? Cục Công tác phía Nam bao gồm những đơn vị trực thuộc nào?
Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 676/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Công tác phía Nam là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Phú Yên trở vào đến Cà Mau (sau đây gọi là Khu vực); thực hiện công tác quản trị nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo, Điều hành của Bộ Tư pháp tại Khu vực.
…
Theo đó, Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện các công việc sau:
- Quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Phú Yên trở vào đến Cà Mau;
- Thực hiện công tác quản trị nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo, Điều hành của Bộ Tư pháp tại Khu vực.
Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không?
Theo Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 676/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Vị trí và chức năng
…
Cục Công tác phía Nam (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân.
Bên cạnh đó, Cục Công tác phía Nam còn có con dấu, tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật và có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những đơn vị trực thuộc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 676/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Cục:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Công tác Tư pháp;
- Phòng Công tác Thi hành án dân sự;
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật.
Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
b) Biên chế sự nghiệp của Cục do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập.
Theo đó, các đơn vị trực thuộc Cục Công tác phía Nam :
- Văn phòng Cục Công tác phía Nam;
- Phòng Công tác Tư pháp;
- Phòng Công tác Thi hành án dân sự;
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật.
Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật?
- Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán?
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?