Cục Công nghiệp địa phương có trụ sở chính ở đâu? Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về khu cụm điểm công nghiệp địa phương?
Cục Công nghiệp địa phương có trụ sở chính ở đâu?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định như sau:
Cục Công nghiệp địa phương (sau đây gọi tắt là Cục) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính tại: Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có trụ sở chính ở Thành phố Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương (Hình từ Internet)
Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về khu cụm điểm công nghiệp địa phương?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
6. Về hoạt động khuyến công
a. Đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định tại Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
b. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công.
c. Chủ trì xây dựng kế hoạch, đề án và dự toán kinh phí hàng năm về khuyến công quốc gia, để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ trình Chính phủ;
d. Chủ trì xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công đối với cán bộ làm công tác khuyến công.
7. Về khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương
a. Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương trong cả nước, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu mối theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
b. Xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
c. Chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thẩm định các dự án thành lập, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
d. Đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình triển khai các dự án đầu tư vào khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương.
8. Về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
a. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
b. Xây dựng kế hoạch xúc tiến, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa;
c. Xây dựng các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt; điều phối, hướng dẫn, theo dõi triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
d. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp thông tin cần thiết về xúc tiến, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có các nhiệm vụ và quyền hạn về khu cụm điểm công nghiệp địa phương như sau:
- Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương trong cả nước, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu mối theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thẩm định các dự án thành lập, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
- Đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình triển khai các dự án đầu tư vào khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương.
Nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ của Cục Công nghiệp địa phương có được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về tài chính của Cục như sau:
Tài chính của Cục
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: nguồn kinh phí quản lý hành chính thực hiện chế độ tự chủ và nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ; nguồn kinh phí sự nghiệp; nguồn vốn đầu tư được giao theo chức năng nhiệm vụ của Cục.
2. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ của Cục Công nghiệp địa phương được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?