Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm nào? Địa chỉ của Cục Bồi thường nhà nước?

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm nào? Địa chỉ của Cục Bồi thường nhà nước? Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn gì? - câu hỏi của chị M. (Bình Dương)

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 767/QĐ-TTg năm 2011 về thành lập Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Điều 1. Thành lập Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

Theo quy định nêu trên thì Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm 2011.

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

Một số thông tin về Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp:

- Địa chỉ: Tổ dân cư Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 04.62739765

- Fax: 04.62739764

- Thư điện tử: btnn@moj.gov.vn

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm nào? Địa chỉ của Cục Bồi thường nhà nước? (Hình từ Internet)

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
3. Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực bồi thường Nhà nước.
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản nội bộ, biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước.
5. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
6. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
7. Theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
...
17. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước; yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Bộ trưởng.
18. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
19. Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
20. Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước và an toàn an ninh mạng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xử lý vi phạm pháp luật, trong lĩnh vực bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
21. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật và của Bộ.
22. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.

Có bao nhiêu tổ chức giúp Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước?

Có 03 tổ chức giúp Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước được căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 như sau:

+ Văn phòng Cục;

+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);

+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).

- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.

Cục Bồi thường nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước có được ban hành văn bản cá biệt, biểu mẫu về công tác bồi thường nhà nước không?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ nào? Cục phải xây dựng, trình Bộ trưởng những kế hoạch công tác nào?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp được thành lập năm nào? Địa chỉ của Cục Bồi thường nhà nước?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước có tư cách pháp nhân không? Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước gồm những ai?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước có trụ sở chính ở đâu? Những tổ chức nào trực thuộc Cục Bồi thường nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Bồi thường nhà nước
571 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Bồi thường nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cục Bồi thường nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào