Cục Bổ trợ tư pháp có chức năng gì? Cục Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp?
Cục Bổ trợ tư pháp có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1221/QĐ-BTP năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Cục Bổ trợ tư pháp như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, thừa phát lại, hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Cục Bổ trợ tư pháp (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Bổ trợ tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, thừa phát lại, hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cục Bổ trợ tư pháp có chức năng gì? Cục Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp? (Hình từ Internet)
Cục Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1221/QĐ-BTP năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực công chứng: Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên.
10. Nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp:
a) Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Bộ trưởng cho ý kiến về thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn và địa phương.
11. Nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đấu giá tài sản: Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Bộ trưởng cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp Thẻ đấu giá viên.
...
Như vậy, Cục Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp gồm:
- Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Bộ trưởng cho ý kiến về thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn và địa phương.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Cục Bổ trợ tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1221/QĐ-BTP năm 2023 quy định trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục Bổ trợ tư pháp với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
- Cục Bổ trợ tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
- Cục Bổ trợ tư pháp là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định 1221/QĐ-BTP năm 2023, nếu có vấn đề liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Cục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục Bổ trợ tư pháp thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan thì Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách theo quy định.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
- Đa dạng sinh học là gì? Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm nội dung gì?
- Danh sách 34 bí thư tỉnh thành mới sau sáp nhập sẽ được thông báo chủ trương dự kiến nhân sự?
- Dao động điện áp là gì? Yêu cầu trong vận hành hệ thống điện đối với dao động điện áp là gì theo Thông tư 05?
- Ngày 22 5 có sự kiện gì? Ngày 22 5 là thứ mấy? Ngày 22 5 người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?