Cục Bảo trợ xã hội có các nhiệm vụ như thế nào để giúp Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam?
- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có những quy định nào?
- Thành viên Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có cần phải báo cáo định kỳ với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tình hình người khuyết tật trên các lĩnh vực quản lý theo sự phân công hay không?
- Cục Bảo trợ xã hội có các nhiệm vụ như thế nào để giúp Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam?
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có những quy định nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBQGNKT năm 2016, có quy định về Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia như sau:
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia:
1. Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được phân công trực tiếp phụ trách các hoạt động của cơ quan giúp việc Ủy ban Quốc gia.
2. Được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phân công phụ trách, theo dõi đôn đốc và triển khai nhiệm vụ trong một số lĩnh vực cụ thể.
3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về việc giải quyết các công việc trong phạm vi được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có những quy định sau:
- Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được phân công trực tiếp phụ trách các hoạt động của cơ quan giúp việc Ủy ban Quốc gia.
- Được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phân công phụ trách, theo dõi đôn đốc và triển khai nhiệm vụ trong một số lĩnh vực cụ thể.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về việc giải quyết các công việc trong phạm vi được phân công.
Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam (Hình từ Internet)
Thành viên Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có cần phải báo cáo định kỳ với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tình hình người khuyết tật trên các lĩnh vực quản lý theo sự phân công hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBQGNKT năm 2016, có quy định về các thành viên Ủy ban Quốc gia như sau:
Các thành viên Ủy ban Quốc gia:
1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ủy ban Quốc gia, các phiên họp của Ủy ban Quốc gia, thảo luận và quyết định các nội dung công tác của Ủy ban Quốc gia.
2. Chịu trách nhiệm phụ trách theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về người khuyết tật trên lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mà thành viên đang công tác hoặc các bộ, ngành, địa phương mà thành viên đó được phân công phụ trách theo dõi, đôn đốc thực hiện.
3. Định kỳ báo cáo với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (trực tiếp hoặc qua cơ quan giúp việc) về tình hình, kết quả công tác về người khuyết tật trên các lĩnh vực quản lý theo sự phân công tại Khoản 2 Điều này.
4. Chủ trì, tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật, Pháp lệnh, các chính sách, chế độ đối với người khuyết tật theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.
5. Thay mặt Ủy ban Quốc gia làm việc với các Bộ, ngành khi được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam phải định kỳ báo cáo với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tình hình người khuyết tật trên các lĩnh vực quản lý theo sự phân công.
Cục Bảo trợ xã hội có các nhiệm vụ như thế nào để giúp Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBQGNKT năm 2016, có quy định về Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ như sau:
Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ:
1. Giúp Ủy ban Quốc gia:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia;
b) Xây dựng phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến người khuyết tật;
c) Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các địa phương tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến người khuyết tật;
d) Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động về người khuyết tật Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia; định kỳ và đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban Quốc gia.
2. Chuẩn bị nội dung và các Điều kiện để tổ chức các cuộc họp, hội nghị của Ủy ban Quốc gia, thường trực Ủy ban.
3. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, tài sản của Ủy ban Quốc gia theo quy định của nhà nước.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ giúp Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia;
- Xây dựng phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến người khuyết tật;
- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các địa phương tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến người khuyết tật;
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động về người khuyết tật Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia; định kỳ và đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban Quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?