Cửa khẩu cảng biển là gì? Yêu cầu đối với người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển?
Cửa khẩu cảng biển là gì?
Cửa khẩu cảng biển được giải thích theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng như sau:
1. Cửa khẩu cảng bao gồm cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa:
a) Cửa khẩu cảng biển là phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng; cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.
Cửa khẩu cảng biển bao gồm cả cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.
Theo quy định cửa khẩu cảng biển là phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng; cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.
Cửa khẩu cảng biển bao gồm cả cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.
Cửa khẩu cảng biển là gì? Yêu cầu đối với người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển được quy định thế nào?
Yêu cầu đối với người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển được quy định khoản 2 Điều 26 Nghị định 77/2017/NĐ-CP như sau:
Người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng
1. Người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế xuống tàu thuyền nước ngoài để cấp cứu cho thuyền viên, hành khách; người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam để làm việc, thực hiện các hoạt động trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng phải có giấy phép do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp theo quy định tại các Điều 24, 25 Nghị định này và phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.
2. Người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng
a) Phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng và các lực lượng chức năng liên quan;
c) Chậm nhất 12 giờ, trước khi người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cảng, cơ quan, doanh nghiệp đón tiếp phải thông báo bằng văn bản cho Biên phòng cửa khẩu cảng về họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc tại cửa khẩu cảng.
...
Như vậy, người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng và các lực lượng chức năng liên quan;
- Chậm nhất 12 giờ, trước khi người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cảng, cơ quan, doanh nghiệp đón tiếp phải thông báo bằng văn bản cho Biên phòng cửa khẩu cảng về họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc tại cửa khẩu cảng.
Người nước ngoài không được phép xuống tàu thuyền trong khoảng thời gian nào?
Yêu cầu đối với người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển được quy định khoản 3 Điều 26 Nghị định 77/2017/NĐ-CP như sau:
Người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng
...
3. Người Việt Nam, người nước ngoài không được phép xuống, rời tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, người làm thủ tục đang thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế xuống tàu khám, chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách.
4. Đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng, người Việt Nam, người nước ngoài có liên quan được phép xuống, rời tàu thuyền để thực hiện các hoạt động phục vụ bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động theo chương trình, kế hoạch cho đến khi tàu thuyền rời cảng.
5. Thuyền viên, hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, không được phép rời tàu thuyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Thuyền trưởng có trách nhiệm quản lý những thuyền viên, hành khách này tại tàu cho đến khi tàu thuyền rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Theo quy định người nước ngoài không được phép xuống tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, người làm thủ tục đang thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế xuống tàu khám, chữa bệnh cho thuyền viên, hành khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?