Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện sau sáp nhập?
- Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp?
- Sau sáp nhập xã bố trí biên chế cán bộ công chức chính quyền địa phương cấp xã, huyện theo hướng nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính?
Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp?
Căn cứ theo tiết 1.1 tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp như sau:
*Về cơ cấu tổ chức
- Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.
- HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
- UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã).
Giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 04 phòng và tương đương). Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.
- Đối với trường hợp 01 ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới.
Trường hợp không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, giao UBND cấp tỉnh quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện. Dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền.
- Đối với các huyện đảo, thành phố đảo có ĐVHC cấp xã trực thuộc, khi thực hiện sắp xếp thành đặc khu thì kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp xã và trước mắt giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn của huyện đảo, thành phố đảo như hiện nay; sau đó thực hiện theo hướng dẫn mới của Chính phủ.
- Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự ở ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập xã bố trí biên chế cán bộ công chức chính quyền địa phương cấp xã, huyện theo hướng nào?
Theo khoản Mục 5 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã như sau:
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định.
Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.
- Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã). Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Theo đó bỏ cấp xã tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trước mắt sẽ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp).
Sau đó thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Bạc Liêu?
- Lịch tháng 6 2025 âm và dương đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch tháng 6 2025 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
- Người lạm dụng chức vụ quyền hạn cấp sổ hồng sai quy định bị xử lý ra sao? Ai có thẩm quyền cấp sổ hồng?
- Doanh nghiệp không phải điều chỉnh mức chi phí khấu hao của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành kể từ thời điểm nào?
- Người dân tham gia Bảo hiểm y tế cần làm gì khi đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ từ 1/6? Ứng dụng được sử dụng thay thế cho thẻ BHYT giấy?