Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành đúng không? Cơ sở xác định nhiệm vụ quyền hạn chính quyền địa phương?
Nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.
2. Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
b) Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
c) Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.
Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành đúng không? Cơ sở xác định nhiệm vụ quyền hạn chính quyền địa phương? (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành đúng không?
Căn cứ vào Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Phân quyền
1. Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật này.
2. Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; được phân cấp, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội quy định không được phân cấp, ủy quyền.
3. Cơ quan nhà nước cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.
Như vậy, chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do ai bầu ra?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
2. Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Ủy ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Ủy ban nhân dân khóa mới.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định chấp thuận hợp nhất tổ chức tín dụng mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 62?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu?
- Dự thảo Luật sửa 7 Luật 2025: Luật sửa đổi Luật Đấu thầu và các Luật trong lĩnh vực tài chính nào?
- Bảng mức thuế đối ứng Mỹ 2025 áp dụng cho 185 quốc gia và vùng lãnh thổ? Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?
- Sau sáp nhập xã phường: Có tổ chức hội đồng nhân dân cấp phường tại Hà Nội hay không theo quy định?