Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Giấy phép?
- Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Giấy phép?
- Khi bị thu hồi giấy phép công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải làm gì?
- Công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh tại Việt Nam?
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Giấy phép?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau đây:
a) Không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép; không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 02 năm liên tục;
b) Có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
c) Công ty chứng khoán bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật này; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 94 của Luật này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;
d) Không khắc phục được các vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 94 của Luật này trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;
đ) Giải thể, phá sản, hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập.
...
Do đó, nếu công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 2 năm liên tục thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Giấy phép? (Hình từ Internet)
Khi bị thu hồi giấy phép công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải làm gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
3. Khi bị thu hồi giấy phép, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Chấm dứt ngay mọi hoạt động ghi trong giấy phép và thông báo trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp;
b) Thực hiện việc tất toán tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý, tài sản của khách hàng ủy thác trên tài khoản lưu ký của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tất toán tài sản của khách hàng.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện theo các quy định sau đây khi bị thu hồi giấy phép:
- Chấm dứt ngay mọi hoạt động ghi trong giấy phép và thông báo trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp;
- Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tất toán tài sản của khách hàng.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh tại Việt Nam?
Dựa theo quy định của khoản 3 Điều 76 Luật Chứng khoán 2019, các điều kiện để cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho chi nhánh của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
- Công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được phép thành lập một chi nhánh duy nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, để thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 của Điều này như sau:
- Được cơ quan quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán ở nước nguyên xứ cấp phép hoạt động quản lý quỹ đại chúng và được chấp thuận thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
- Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 05 năm.
- Không có quyền là cổ đông, thành viên góp vốn, hoặc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp (qua ủy quyền, ủy thác đầu tư) trên 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
- Vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Chứng khoán 2019.
- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán 2019 đối với chi nhánh dự kiến thành lập tại Việt Nam.
- Tuân thủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Chứng khoán 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?