Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng thì có được miễn lập Báo cáo tài chính hợp nhất không?
Đơn vị lợi ích công chúng là gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về đơn vị lợi ích công chúng như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
...
7. Giao dịch theo chiều ngược là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty con hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết trong đó bên bán là công ty liên doanh, liên kết.
8. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng, gồm:
- Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Khái niệm công ty đại chúng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
9. Lãi từ giao dịch mua giá rẻ: Là khoản chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua (thuật ngữ này trước đây gọi là bất lợi thương mại hoặc lợi thế thương mại âm).
...
Theo đó, đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng.
Đơn vị có lợi ích công chúng sẽ bao gồm các đơn vị sau:
- Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng thì có được miễn lập Báo cáo tài chính hợp nhất không? (Hình từ Internet)
Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng thì có được miễn lập Báo cáo tài chính hợp nhất không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
...
2. Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những điều kiện sau:
a) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;
b) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;
c) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;
d) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);
đ) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;
e) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Từ quy định trên thì việc công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng sẽ thuộc đối tượng không cần phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Tuy nhiên, để được miễn lập báo cáo thì công ty mẹ còn cần phải đảm bảo đáp ứng được thêm một số điều kiện cụ thể như công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; phải đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác;...và một số điều kiện khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất trong thời hạn bao lâu?
Theo Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC thời hạn nộp Báo cáo tài chính hợp nhất là công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng được quy định như sau:
(1) Đối với Báo cáo tài chính hợp nhất năm
Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Công ty mẹ phải đảm bảo việc nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
(2) Đối với Báo cáo tài chính hợp giữa niên độ
Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Công ty mẹ phải đảm bảo việc nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?