Công ty ép buộc người lao động tham gia công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không? Việc gia nhập công đoàn cơ sở là tự nguyện hay bắt buộc?
Việc gia nhập công đoàn cơ sở là tự nguyện hay bắt buộc?
Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
"Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động."
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định những nội dung, hình thức người lao động được quyết định như sau:
"Điều 45. Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên."
Theo đó, việc gia nhập công đoàn cơ sở dựa trên ý chí tự nguyện của người lao động. Người lao động có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào công đoàn cơ sở.
Công đoàn cơ sở
Công ty có được ép buộc người lao động tham gia công đoàn cơ sở?
Tại Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cụ thể như sau:
"Điều 175. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở."
Như vậy, pháp luật đã nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động của tổ chức đại diện người lao động.
Theo đó, công ty không được yêu cầu người lao động tham gia công đoàn cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động. Vì vậy, việc làm của công ty bạn là đã vi phạm quy định pháp luật.
Công ty ép buộc người lao động tham gia công đoàn cơ sở liệu có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
"Điều 36. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty yêu cầu, ép buộc người lao động phải tham gia công đoàn cơ sở để họ được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động thì công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Ngoài ra, công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc vì hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá trên 2% trong trường hợp nào?
- Khoảng cách số là gì? Trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thu hẹp khoảng cách số gồm những gì?
- Kỳ kế toán thuế nội địa bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? 04 nguyên tắc hạch toán theo kỳ kế toán nội địa?
- Lý do chính đáng vắng mặt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là gì? Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 thế nào?
- Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện giám sát trong Đảng trực tiếp bằng cách nào? Nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra?