Công trình thủy điện là gì? Công trình thủy điện được phân thành mấy loại? Phạm vi bảo vệ công trình thủy điện gồm những gì?
Công trình thủy điện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 62/2025/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ sở hữu công trình thủy điện là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao quyền sở hữu công trình thủy điện.
2. Công trình lưới điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động truyền tải điện, phân phối điện, hệ thống bảo vệ công trình.
3. Công trình nguồn điện là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, hệ thống bảo vệ công trình.
4. Công trình thủy điện là công trình có nhiệm vụ phát điện, bao gồm: Đập, hồ chứa thủy điện, tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy điện.
5. Dây bọc là dây dẫn điện được bọc lớp cách điện có mức cách điện tối thiểu bằng điện áp pha của đường dây.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình thủy điện là công trình có nhiệm vụ phát điện, bao gồm:
- Đập, hồ chứa thủy điện, tuyến năng lượng
- Nhà máy thủy điện
- Các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy điện.
Công trình thủy điện là gì? Công trình thủy điện được phân thành mấy loại? Phạm vi bảo vệ công trình thủy điện gồm những gì? (Hình từ Internet)
Công trình thủy điện được phân thành mấy loại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 62/2025/NĐ-CP như sau:
Phân loại công trình thủy điện
Công trình thủy điện được phân loại để phục vụ công tác quản lý, vận hành bảo đảm an toàn công trình:
1. Công trình thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc công trình có hồ chứa quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Nhà máy thủy điện có công suất lắp máy trên 1000 MW.
2. Công trình thủy điện lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc công trình có hồ chứa nước quy định tại điểm c khoản này;
b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Nhà máy thủy điện có công suất lắp máy từ trên 50 MW đến 1000 MW.
3. Công trình thủy điện vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa thủy điện quy định tại điểm b khoản này, trừ đập quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3;
c) Nhà máy thủy điện có công suất lắp máy từ trên 30 MW đến 50 MW.
4. Công trình thủy điện nhỏ thuộc một trong các trường hợp sau
a) Đập có chiều cao từ 5 m đến dưới 10 m;
b) Hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 đến dưới 500.000 m3;
c) Nhà máy thủy điện có công suất lắp máy từ 30 MW trở xuống.
5. Thẩm quyền quyết định danh mục công trình thủy điện
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình thủy điện trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục công trình thủy điện quan trọng đặc biệt;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định danh mục công trình thủy điện lớn, vừa, nhỏ được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình thủy điện trên địa bàn, trừ công trình thủy điện quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình thủy điện được phân thành 04 loại, bao gồm:
- Công trình thủy điện quan trọng đặc biệt
- Công trình thủy điện lớn
- Công trình thủy điện vừa
- Công trình thủy điện nhỏ
Phạm vi bảo vệ công trình thủy điện bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 78 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Phạm vi bảo vệ công trình thủy điện
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy điện bao gồm công trình đập, hồ chứa, tuyến năng lượng, nhà máy, trạm điện, các công trình phụ trợ khác và vùng phụ cận được xác định theo cấp công trình thủy điện; khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định của pháp luật. Vùng phụ cận quy định tại khoản này bao gồm vùng phụ cận của đập, vùng phụ cận của tuyến năng lượng và vùng phụ cận của lòng hồ chứa thủy điện.
...
Theo đó, phạm vi bảo vệ công trình thủy điện bao gồm:
- Công trình đập, hồ chứa, tuyến năng lượng, nhà máy, trạm điện
- Các công trình phụ trợ khác và vùng phụ cận được xác định theo cấp công trình thủy điện.
Vùng phụ cận nêu trên bao gồm vùng phụ cận của đập, vùng phụ cận của tuyến năng lượng và vùng phụ cận của lòng hồ chứa thủy điện.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tính chất tam giác đều là gì? Tính chất đường cao trong tam giác đều là gì? Vẽ được tam giác đều là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Trọn bộ đáp án Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học, THCS, THPT và sinh viên tham khảo?
- Không cấp mới thẻ Bảo hiểm y tế giấy từ ngày 01/6/2025? Quy định cấp thẻ Bảo hiểm y tế mới nhất 2025?
- Thông tin sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Long tại Công văn 1745/UBND-NC?
- Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nhà máy điện hạt nhân để làm gì? Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao?