Công trình quảng cáo nào không cần xin giấy phép xây dựng? Trường hợp cần xin giấy phép xây dựng nhưng không thực hiện thì bị xử phạt như thế nào?
- Công trình quảng cáo nào không cần xin giấy phép xây dựng?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?
- Hành vi không xin giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Công trình quảng cáo nào không cần xin giấy phép xây dựng?
Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựn như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
...
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
...
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về những công trình quảng cáo sau phải xin giấy phép xây dựng như sau:
Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
...
2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
...
Như vậy, nếu công trình quảng không thuộc vào một trong những công trình quảng cáo được quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.
Công trình quảng cáo (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
...
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
...
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo thì người đề nghị cần chuẩn bị các loại hồ sơ được quy định tại khoản 3 Điều 31 nêu trên và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Tùy thuộc vào địa điểm quảng cáo có nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được phê duyệt hay chưa mà thời hạn cấp giấy phép xây dựng có sự khác theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 31 nêu trên.
Hành vi không xin giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 7, điểm b khoản 13, điểm c khoản 15, khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
...
13. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
...
Theo đó, đối với hành vi không xin giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Nếu công trình đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?