Hướng dẫn thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2025?
Hướng dẫn thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2025?
Căn cứ Mục 1 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1072/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về trình tự thực hiện thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
(1) Cơ sở giáo dục (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện.
(2) Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trước phiên họp đầu tiên của tổ 20 ngày.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học. Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
(3) Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên. Tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
- Thời gian công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
Hướng dẫn thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2025? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm những gì?
Căn cứ Mục 1 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1072/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Biên bản họp Hội đồng gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn.
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
Quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
(1) Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
(2) Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng
- Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;
- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại (3) và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.
(3) Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (trong danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vị trí và chức năng của Cục Hóa chất trực thuộc Bộ Công Thương là gì? Cơ cấu tổ chức Cục Hóa chất trực thuộc Bộ Công Thương?
- Hướng dẫn thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2025?
- Các hoạt động chương trình văn hóa nào sẽ được tổ chức nhân ngày 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- Sau 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nước ta đạt được thành tựu phát triển gì về đối ngoại? Bài học kinh nghiệm sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975 là gì?
- 3 Đoạn văn kể lại trải nghiệm của em về chuyến đi du lịch? Lập dàn ý? Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học?