Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định trên thì công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào? Câu hỏi của anh Nhật Minh đến từ Ninh Thuận.

Căn cứ vào đâu để phân vùng sóng thần để có những phương án phòng chống sóng thần?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về phân vùng động đất, sóng thần như sau:

Phân vùng động đất, sóng thần
1. Việc phân vùng động đất, sóng thần phải dựa trên cơ sở số liệu quan trắc, tính toán trong nước và tham khảo các số liệu, kết quả nghiên cứu của khu vực, thế giới để xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó ở các vùng có nguy cơ động đất, sóng thần.
2. Nội dung phân vùng động đất, sóng thần bao gồm:
a) Xác định những khu vực trên đất liền có nguy cơ động đất;
b) Xây dựng các kịch bản sóng thần tương ứng với từng cấp động đất ở các vùng biển có nguy cơ sóng thần;
c) Dự kiến mức độ và phạm vi ảnh hưởng của động đất, sóng thần đến dân sinh kinh tế, các công trình hạ tầng, công trình kiến trúc ở từng khu vực.

Như vậy, theo quy định trên thì việc phân vùng sóng thần phải dựa trên cơ sở số liệu quan trắc, tính toán trong nước và tham khảo các số liệu, kết quả nghiên cứu của khu vực, thế giới để xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó ở các vùng có nguy cơ sóng thần.

Sóng thần

Phòng ngừa sóng thần (Hình từ Internet)

Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về xây dựng công trình phòng ngừa sóng thần như sau:

Xây dựng công trình phòng ngừa sóng thần
1. Xây dựng hệ thống báo động trực canh ven biển cho các vùng có nguy cơ cao để tiếp nhận, xử lý thông tin và phát báo động khi có tin cảnh báo sóng thần.
2. Những vùng có nguy cơ ảnh hưởng sóng thần phải có quy hoạch, kế hoạch trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển vững chắc đảm bảo phòng, chống bão và giảm tác động của sóng thần.
3. Hàng năm, Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách để xây dựng, nâng cấp đê biển, trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng và duy trì hoạt động các trạm báo động trực canh sóng thần.

Như vậy, theo quy định trên thì công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như sau:

- Xây dựng hệ thống báo động trực canh ven biển cho các vùng có nguy cơ cao để tiếp nhận, xử lý thông tin và phát báo động khi có tin cảnh báo sóng thần.

- Những vùng có nguy cơ ảnh hưởng sóng thần phải có quy hoạch, kế hoạch trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; xây dựng, nâng cấp tuyến đê biển vững chắc đảm bảo phòng, chống bão và giảm tác động của sóng thần.

- Hàng năm, Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách để xây dựng, nâng cấp đê biển, trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng và duy trì hoạt động các trạm báo động trực canh sóng thần.

Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?

Căn cứ tại Điều 6 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về lập phương án phòng chống động đất sóng thần như sau:

Lập phương án phòng, chống động đất, sóng thần
Đối với những vùng có nguy cơ động đất, sóng thần, hàng năm các địa phương và các Bộ, ngành liên quan phải xây dựng phương án phòng tránh, tổ chức diễn tập bao gồm những nội dung chủ yếu sau: phương án đảm bảo thông tin liên lạc; tổ chức sơ tán dân; phương án tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường.

Như vậy, theo quy định trên thì phương án phòng chống sóng thần có những nội dung sau: đảm bảo thông tin liên lạc; tổ chức sơ tán dân; phương án tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm về phòng chống sóng thần như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-TTg năm 2007, có quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương như sau:

Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần theo Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần ban hành theo Quyết định 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các kịch bản về cảnh báo sóng thần, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ trao đổi quốc tế và phục vụ công tác cảnh báo sóng thần;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn việc xử lý môi trường do động đất, sóng thần gây ra.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm về phòng chống sóng thần như sau:

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các kịch bản về cảnh báo sóng thần, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ trao đổi quốc tế và phục vụ công tác cảnh báo sóng thần;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc xử lý môi trường do động đất, sóng thần gây ra.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
968 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào