Công thức xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ? Quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế thế nào?
Công thức xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì công thức xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ | = | Sản lượng tài nguyên tính thuế | x | Giá tính thuế đơn vị tài nguyên | x | Thuế suất thuế tài nguyên |
Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ | = | Sản lượng tài nguyên tính thuế | x | Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác |
Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Lưu ý:
Tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 67 Luật Dầu khí 2022) quy định người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, trừ trường hợp khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Công thức xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ? Quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Luật thuế tài nguyên 2009 quy định sản lượng tài nguyên tính thuế như sau:
- Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
- Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
- Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.
Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên theo quy định?
Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên được quy định tại Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC, cụ thể:
Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên 2009 và Điều 6 Nghị định 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
- Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
- Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.









.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?
- Quyết định 532: Báo Công thương có tên tiếng anh và tên viết tắt là gi? Tổng biên tập Báo Công thương có trách nhiệm gì?
- Đảng viên vi phạm vì che giấu việc con kết hôn với người nước ngoài trái quy định thì bị xử lý như thế nào?
- Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm những cấp nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?