Công thức tính độ tan lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch theo quy định?
Công thức tính độ tan lớp 8? Công thức tính độ tan trong nước?
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Công thức tính độ tan như sau:
Trong đó:
S là độ tan của chất tan trong dung môi (g/100g dung môi)
mct: là khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
mdd: là khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)
Ví dụ:
Ở 25°C, trong 100g nước, có thể hòa tan tối đa 36g NaCl. Độ tan của NaCl ở 25°C là bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời
Độ tan của NaCl ở 25°C như sau:
Như vậy, Độ tan của NaCl trong nước ở 25°C là 36 g/100 g nước.
Lưu ý: Thông tin "Công thức tính độ tan lớp 8? Công thức tính độ tan trong nước?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Công thức tính độ tan lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch?
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học phản ứng hoá học như sau:
Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học | - Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học. |
Phản ứng hoá học | - Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. - Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. - Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm - Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. |
Năng lượng trong các phản ứng hoá học | - Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. - Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu). |
Định luật bảo toàn khối lượng | - Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn. - Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. |
Phương trình hoá học | - Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học. - Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học. - Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể. |
Mol và tỉ khối của chất khí | - Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). - Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m) - Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí. - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối. - Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 độ C. - Sử dụng được công thức n(mol) = V(L)/24.79(L/mol) để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 độ C. |
Tính theo phương trình hoá học | - Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 độ C. - Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. |
Nồng độ dung dịch | - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. - Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. - Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước. |
Như vậy, yêu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi học phần nông độ dung dịch như sau:
- Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.
- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.
Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tạm thu giữ tiền nghi giả trong ngành ngân hàng được thực hiện như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả?
- Thời gian chỉnh lý quyết toán thuế xuất nhập khẩu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu là khi nào?
- Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Mùng 10 3 người lao động có được nghỉ không?
- Phương án chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần được ai thông qua? Phương án chuyển đổi có nội dung gì?
- Tài nguyên điện sóng biển được hiểu như thế nào? Nội dung và mức độ điều tra quy định ra sao hiện nay?