Công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 10 Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:

Nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.
3. Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp trao đổi, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất được thì báo cáo cấp trên trực tiếp của mỗi cơ quan để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo đó, công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

- Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.

- Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác.

- Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp trao đổi, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất được thì báo cáo cấp trên trực tiếp của mỗi cơ quan để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Hình từ Internet)

Công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thực hiện thông qua những nội dung nào?

Theo Điều 11 Nghị định 01/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2018/NĐ-CP) quy định về nội dung phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:

Nội dung phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trao đổi, cung cấp thông tin.
2. Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.
3. Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.
4. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.
5. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

Theo đó, công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thực hiện thông qua những nội dung sau:

- Trao đổi, cung cấp thông tin.

- Tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải.

- Ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm.

- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?

Theo Điều 16 Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.
3. Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
4. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Theo đó, trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn.

- Hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc bố trí kho hàng, kho bãi tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm; tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan hải quan nâng cao năng lực kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành hải quan từng bước chính quy, hiện đại.

- Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Vận chuyển trái phép hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vận chuyển trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới bị phạt thế nào?
Pháp luật
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới có bị phạt tù không?
Pháp luật
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không như thế nào?
Pháp luật
Công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa là trâu, bò sang Trung Quốc để thu lợi thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển trái phép hàng hóa
1,202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển trái phép hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận chuyển trái phép hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào