Công nhận xã an toàn khu sau sáp nhập xã thế nào? Tiêu chí xác định xã An toàn khu sau sáp nhập xã?

Việc công nhận xã an toàn khu sau sáp nhập xã được thực hiện như thế nào? Tiêu chí xác định xã An toàn khu sau sáp nhập xã là gì theo quy định? Nguyên tắc sáp nhập xã là gì theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15?

Công nhận xã an toàn khu sau sáp nhập xã thế nào?

Căn cứ vào Điều 18 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:

Việc công nhận đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
1. Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tiến hành sắp xếp mà đều đã được cấp có thẩm quyền công nhận là vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo đối với đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
2. Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được công nhận thuộc vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo sắp xếp với đơn vị hành chính huyện, cấp xã chưa được công nhận là vùng an toàn khu, xã an toàn khu, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá, nếu bảo đảm đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về vùng an toàn khu, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

Như vậy, việc công nhận đơn vị hành chính cấp xã là vùng an toàn khu, xã an toàn khu sau sáp nhập xã được thực hiện như sau:

(1) Đối với các đơn vị hành chính cấp xã tiến hành sắp xếp mà đều đã được cấp có thẩm quyền công nhận là vùng an toàn khu, xã an toàn khu:

=> Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu đối với đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

(2) Đối với các đơn vị hành chính cấp xã đã được công nhận thuộc vùng an toàn khu, xã an toàn khu sắp xếp với đơn vị hành chính cấp xã chưa được công nhận là vùng an toàn khu, xã an toàn khu:

=> Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá.

=> Nếu bảo đảm đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về vùng an toàn khu, xã an toàn khu thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

Công nhận xã an toàn khu sau sáp nhập xã thế nào? Tiêu chí xác định xã An toàn khu sau sáp nhập xã?

Công nhận xã an toàn khu sau sáp nhập xã thế nào? Tiêu chí xác định xã An toàn khu sau sáp nhập xã? (Hình từ Internet)

Tiêu chí xác định xã An toàn khu sau sáp nhập xã là gì?

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2016 quy định đơn vị hành chính cấp xã được công nhận xã An toàn khu khi đáp ứng 03 trong 05 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ).

- Tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên.

- Tiêu chí 3: Nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc nơi đóng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán,...) của nước ngoài, cơ quan Bộ Chỉ huy Mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

- Tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,... trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên.

- Tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ;

Đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.

Nguyên tắc sáp nhập xã là gì theo Nghị quyết 35?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 thì việc sáp nhập xã phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

(2) Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

(3) Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.

(4) Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.

(6) Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.

Xã An toàn khu
Sáp nhập xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập xã: Cắt giảm biên chế cán bộ không chuyên trách cấp xã sau 12 tháng khi có quyết định sáp nhập có được hưởng trợ cấp theo Nghị định 29?
Pháp luật
Tinh giản biên chế cán bộ không chuyên trách cấp xã khi sáp nhập xã: Đối tượng, điều kiện, chính sách theo Nghị định 29?
Pháp luật
Cán bộ không chuyên trách cấp xã tốt nghiệp cao đẳng có được hưởng chính sách theo Nghị định 29 khi sáp nhập xã?
Pháp luật
Sau sáp nhập xã có còn cán bộ không chuyên trách không? Bầu cử, tuyển chọn cán bộ không chuyên trách cấp xã thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Cán bộ không chuyên trách cấp xã bị tinh giản biên chế nếu không bổ sung bằng cấp?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Mức trợ cấp hưu trí đối với cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian công tác theo Nghị định 178?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Căn cứ tính số lượng công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách theo tiêu chuẩn về quy mô dân số tại Công văn 4368?
Pháp luật
Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
Pháp luật
Sáp nhập xã phường: Diện tích và dân số xã phường theo Nghị quyết 1211 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Sáp nhập xã, tỉnh: Cán bộ công chức không chấp hành sắp xếp công việc của cấp có thẩm quyền có bị buộc thôi việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xã An toàn khu
63 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào