Công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đúng không?
- Công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đúng không?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân là bao lâu?
- Trường hợp nào chưa được, không được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân?
Công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đúng không?
Căn cứ vào Điều 2 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý (sau đây viết tắt là công chức, viên chức) đang công tác tại Tòa án nhân dân các cấp, có vị trí làm việc trong các lĩnh vực công tác quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các dự án; công tác tổ chức cán bộ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi đua khen thưởng; giáo dục đào tạo hoặc bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
3. Việc luân chuyển công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
Như vậy, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đang công tác tại Tòa án nhân dân các cấp, có vị trí làm việc trong các lĩnh vực sau đây phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác:
+ Công tác quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các dự án;
+ Công tác tổ chức cán bộ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi đua khen thưởng;
+ Giáo dục đào tạo hoặc bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đúng không? (Hình từ Internet)
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với vị trí định kỳ phải chuyển đổi công tác có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác, cần có tính ổn định, kết hợp đào tạo chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực công tác và công chức, viên chức công tác tại vị trí này có năng lực, uy tín, hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân là từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với công việc đặc thù thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Trường hợp nào chưa được, không được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân?
Căn cứ vào Điều 7 và Điều 8 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về các trường hợp chưa được, không được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Điều 7. Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ chết hoặc trong trường hợp khách quan khác, trừ trường hợp theo nguyện vọng của công chức, viên chức.
Điều 8. Trường hợp không thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Những trường chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác là:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ chết hoặc trong trường hợp khách quan khác, trừ trường hợp theo nguyện vọng của công chức, viên chức.
Trường hợp không thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác:
- Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?