Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào?
Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch, số lượng Ủy viên Ủy ban nhân dân các cấp, khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; trình tự, thủ tục đề nghị Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân, bảo đảm liên thông, kết nối với thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân; trình tự, thủ tục điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương.
Như vậy, công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã được pháp luật quy định như sau:
(1) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025;
(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;
(3) Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;
(4) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;
(5) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
(6) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền triệu tập các phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp xã không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;
c) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành;
d) Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?
- Lễ quốc tang cấm những hoạt động gì? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định?