Định hướng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới theo Công văn 03 mới nhất 2025?
Định hướng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới theo Công văn 03 mới nhất 2025?
Tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, định hướng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới như sau:
(1) Văn phòng HĐND và UBND
- Tham mưu, giúp HĐND, UBND cấp xã về: Chương trình, kế hoạch công tác của HĐND, Thường trực HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND; tham mưu hoạt động của Thường trực HĐND; công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân; cung cấp thông tin, bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; thực hiện công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cấp xã, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã về công tác ngoại vụ, biên giới (đối với ĐVHC cấp xã có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo).
(2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc)
- Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính; kế hoạch và đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, kinh tế hợp tác; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
- Lĩnh vực Xây dựng và Công Thương: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị; cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp; thương mại.
- Lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với đơn vị hành chính có biển, đảo); nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; giảm nghèo; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.
(3) Phòng Văn hóa – Xã hội
- Lĩnh vực Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; cải cách hành chính; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên; lao động, tiền lương; việc làm; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bình đẳng giới; công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo.
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông (giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở).
- Lĩnh vực Văn hóa, Khoa học và Thông tin: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao, quảng cáo; bưu chính, công nghệ thông tin (không bao gồm an toàn thông tin, an ninh mạng); phát thanh truyền hình; báo chí; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin; khoa học và công nghệ; kinh tế số, xã hội số và chuyển đổi số.
- Lĩnh vực Y tế: Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; được; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội (không bao gồm cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy).
(4) Trung tâm phục vụ hành chính công
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính và được cung ứng các dịch vụ công trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở Trung ương tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn tỉnh hoặc khu vực để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn cấp xã.
Lưu ý: Đối với chính quyền địa phương đặc khu (hải đảo), chức năng, nhiệm vụ của các phòng và các dịch vụ công phục vụ người dân tại Trung tâm phục vụ hành chính công sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương đặc khu.
*Trên đây là "Định hướng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới theo Công văn 03 mới nhất 2025?"
Định hướng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới theo Công văn 03 mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Biên chế chính quyền địa phương cấp xã theo Công văn 03 thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, biên chế đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới như sau:
- Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
- Về biên chế viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Trên cơ sở phương án sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực tại cấp xã mới theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương có trách nhiệm bố trí chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thực hiện đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn.
Chủ tịch UBND xã do ai bầu ra?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã. Việc bầu chức danh Chủ tịch UBND xã được thực hiện theo Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
…
2. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
…
4. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
…
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phải gửi kết quả bầu đến cơ quan, người có thẩm quyền để phê chuẩn theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.
Theo quy định trên thì Chủ tịch UBND cấp xã được Hội đồng nhân dân cấp xã bầu theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã. Kết quả bầu Chủ tịch UBND xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chỉ huy chữa cháy là ai theo quy định mới nhất từ ngày 01/7/2025? Quyền của người chỉ huy chữa cháy?
- Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người địa điểm và thời gian tổ chức? Các khu vực trưng bày tại triển lãm?
- Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam có tổ chức biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa không?
- Tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả cai nghiện ma túy năm 2025? Quản lý người cai nghiện ma túy thế nào?