Công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là ai? Phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào?
Công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điệu kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
1. Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
...
Như vậy, công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là ai? Phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? (hình từ internet)
Công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Điệu kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
...
2. Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
a) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
b) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Như vậy, công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành:
- Chuyên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính (Đối với công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam)
-Chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam)
Thời hạn sử dụng của thẻ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là bao nhiêu năm?
Thẻ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải quy định tại Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT như sau:
Thẻ thanh tra chuyên ngành
1. Thẻ thanh tra chuyên ngành được cấp cho công chức thanh tra chuyên ngành để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải quyết định cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Thời hạn sử dụng của thẻ thanh tra chuyên ngành là 05 năm kể từ ngày cấp, bao gồm thẻ cấp mới, cấp đổi, cấp lại theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. Đối với công chức thanh tra chuyên ngành có thời gian công tác còn lại dưới 05 năm thì thời hạn sử dụng của thẻ thanh tra chuyên ngành tính đến thời điểm công chức nghỉ hưu theo quy định.
2. Mẫu thẻ thanh tra chuyên ngành quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mã số thẻ thanh tra chuyên ngành
a) Mỗi công chức thanh tra chuyên ngành được cấp một mã số thẻ thanh tra chuyên ngành. Mã số thẻ thanh tra chuyên ngành gồm ba phần, giữa các phần có dấu gạch ngang;
b) Phần thứ nhất gồm một chữ cái in hoa và hai chữ số: A06;
c) Phần thứ hai gồm các chữ cái in hoa để phân biệt cơ quan sử dụng công chức thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau: Cục Đường bộ Việt Nam là CĐBVN; Cục Đường sắt Việt Nam là CĐSVN; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là CĐTNĐVN; Cục Đăng kiểm Việt Nam là CĐKVN;
...
Như vậy, thời hạn sử dụng của thẻ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là là 05 năm kể từ ngày cấp.
Đối với công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải có thời gian công tác còn lại dưới 05 năm thì thời hạn sử dụng của thẻ thanh tra chuyên ngành tính đến thời điểm công chức nghỉ hưu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?