Công chức Quản lý thị trường phải báo cáo và đề xuất kiểm tra khi nào? Nội dung đề xuất phải có các nội dung chủ yếu nào?
Công chức Quản lý thị trường phải báo cáo và đề xuất kiểm tra khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Đề xuất kiểm tra
1. Khi thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Thông tư này hoặc khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thì công chức Quản lý thị trường phải báo cáo và đề xuất việc kiểm tra bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hoặc cấp phó được giao quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của Thông tư này.
...
Như vậy công chức Quản lý thị trường phải báo cáo và đề xuất kiểm tra khi thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điều 34, 35 và Điều 36 Thông tư 27/2020/TT-BCT hoặc khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Văn bản đề xuất kiểm tra của công chức Quản lý thị trường phải có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Đề xuất kiểm tra
...
2. Đề xuất kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này được thể hiện tại báo cáo kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ hoặc nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường hoặc văn bản đề xuất kiểm tra và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị của người đề xuất kiểm tra;
b) Căn cứ đề xuất kiểm tra;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm đề xuất kiểm tra;
d) Nội dung đề xuất kiểm tra;
đ) Thời hạn kiểm tra và thời điểm đề xuất tiến hành việc kiểm tra;
e) Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
g) Họ tên và chữ ký của người đề xuất kiểm tra.
3. Công chức Quản lý thị trường đề xuất kiểm tra chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về nội dung của đề xuất kiểm tra.
Như vậy văn bản đề xuất kiểm tra của công chức Quản lý thị trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị của người đề xuất kiểm tra;
- Căn cứ đề xuất kiểm tra;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm đề xuất kiểm tra;
- Nội dung đề xuất kiểm tra;
- Thời hạn kiểm tra và thời điểm đề xuất tiến hành việc kiểm tra;
- Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
- Họ tên và chữ ký của người đề xuất kiểm tra.
Phương án kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Phương án kiểm tra đột xuất
...
3. Phương án kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ xây dựng phương án kiểm tra;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra;
d) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra;
đ) Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
e) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (nếu có);
g) Thành phần Đoàn kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
h) Dự kiến về phương tiện và điều kiện phục vụ kiểm tra;
i) Họ tên, chức danh, chữ ký của người ban hành phương án kiểm tra và con dấu.
...
Như vậy phương án kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường sẽ có những nội dung sau:
- Căn cứ xây dựng phương án kiểm tra;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra;
- Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
- Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (nếu có);
- Thành phần Đoàn kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
- Dự kiến về phương tiện và điều kiện phục vụ kiểm tra;
- Họ tên, chức danh, chữ ký của người ban hành phương án kiểm tra và con dấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?