Công chức có được hỗ trợ phí hội viên ACCA sau khi hoàn thành khóa đào tạo chứng chỉ ACCA hay không?
- Công chức có được hỗ trợ phí hội viên ACCA sau khi hoàn thành khóa đào tạo chứng chỉ ACCA hay không?
- Chi phí hội viên ACCA hàng năm của công chức được Kiểm toán nhà nước chi trả có thuộc đối tượng đền bù chi phí đào tạo hay không?
- Công chức phải đền bù chi phí đào tạo đối với phí hội viên ACCA được Kiểm toán nhà nước chi trả hằng năm trong trường hợp nào?
Công chức có được hỗ trợ phí hội viên ACCA sau khi hoàn thành khóa đào tạo chứng chỉ ACCA hay không?
Căn cứ Mục II Phụ lục tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc hỗ trợ phí hội viên như sau:
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HỌC VIÊN CHƯƠNG TRÌNH ACCA VÀ CPA AUSTRALIA
(Kèm theo Quyết định số 1280/QĐ-KTNN ngày 29/9/2022 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
...
II. Hỗ trợ phí hội viên
1. Mức hỗ trợ kinh phí
Kiểm toán nhà nước hỗ trợ 100% phí hội viên hằng năm cho công chức, viên chức có nguyện vọng hỗ trợ khi đã hoàn thành chương trình đào tạo ACCA và CPA Australia. Mức hỗ trợ theo quy định hằng năm của ACCA và CPA Australia và không hỗ trợ bất kỳ khoản nào khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.
2. Trình tự và thủ tục hỗ trợ kinh phí
a) Trình tự
- Sau khi hoàn thành chương trình học và được cấp chứng chỉ, công chức, viên chức làm Đơn đề nghị xin được hỗ trợ phí hội viên có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị kèm theo thông báo về mức phí hội viên gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước để xem xét, quyết định.
b) Thủ tục
- Hằng năm, căn cứ thông báo mức phí hội viên của ACCA và CPA Australia, công chức, viên chức gửi Đơn đề nghị hỗ trợ phí hội viên về Vụ Tổ chức cán bộ kèm theo Thông báo mức thu phí hội viên hằng năm; Chứng từ liên quan đến việc đã nộp phí hội viên của công chức, viên chức.
- Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ do công chức, viên chức gửi về, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ trình Tổng Kiểm toán nhà nước ra Quyết định hỗ trợ phí hội viên của Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, Kiểm toán nhà nước hỗ trợ 100% phí hội viên ACCA hằng năm cho công chức có nguyện vọng hỗ trợ khi đã hoàn thành khóa đào tạo chứng chỉ ACCA.
Mức hỗ trợ theo quy định hằng năm của ACCA và không hỗ trợ bất kỳ khoản nào khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.
Công chức sau khi hoàn thành khóa học cần làm Đơn đề nghị xin được hỗ trợ phí hội viên có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị kèm theo thông báo về mức phí hội viên gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước để xem xét, quyết định.
Công chức có được hỗ trợ phí hội viên ACCA sau khi hoàn thành khóa đào tạo chứng chỉ ACCA hay không? (Hình từ Internet)
Chi phí hội viên ACCA hàng năm của công chức được Kiểm toán nhà nước chi trả có thuộc đối tượng đền bù chi phí đào tạo hay không?
Căn cứ Điều 44 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về đối tượng đền bù chi phí đào tạo như sau:
Đối tượng đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với các trường hợp công chức, viên chức được Kiểm toán nhà nước cử đi đào tạo, bồi dưỡng và được Kiểm toán nhà nước chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc được các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng, như:
1. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
2. Đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế (ACCA, CPA Australia…);
3. Phí hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế mà công chức, viên chức tham gia được Kiểm toán nhà nước hỗ trợ (ACCA, CPA Australia...);
4. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng khác theo quy định.
Như vậy, phí hội viên ACCA hàng năm của công chức được Kiểm toán nhà nước chi trả thuộc đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo.
Công chức phải đền bù chi phí đào tạo đối với phí hội viên ACCA được Kiểm toán nhà nước chi trả hằng năm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 45 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo như sau:
Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Công chức, viên chức thuộc các đối tượng quy định tại Điều 44 Quy chế này phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong các trường hợp sau:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc, xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
2. Không hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 43 Quy chế này.
3. Đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước mà chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều 25 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 có quy định như sau:
Điều kiện chung chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng
...
5. Đối với công chức, viên chức được cử đi học sau đại học hoặc đào tạo chứng chỉ quốc tế từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước; từ nguồn học bổng của các đề án thuộc Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc từ nguồn học bổng của các tổ chức phi chính phủ phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại Kiểm toán nhà nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Theo quy định thì công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ ACCA thì phải cam kết làm việc tại Kiểm toán nhà nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Trong trường hợp công chức đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Kiểm toán nhà nước mà chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định thì phải hoàn trả phí hội viên ACCA mà kiểm toán nhà nước đã đóng cho công chức hằng năm.
Ngoài ra, công chức còn phải chi tra các khoản chi phí mà Kiểm toán nhà nước đã chi trả cho công chức trong thời gian đào tạo chứng chỉ ACCA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?