Công an phường kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc nửa đêm thì công dân có quyền từ chối hay không?
Công an phường có thẩm quyền kiểm tra cư trú theo quy định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
Kiểm tra cư trú
...
4. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.
Đồng thời căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
...
Như vậy, Công an xã phường có thẩm quyền kiểm tra cư trú, khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
Ngoài ra, cơ quan Công an cấp trên cũng có thẩm quyền quyền kiểm tra cư trú, tuy nhiên việc kiểm tra phải phối hợp với Công an phường.
Công an phường kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc nửa đêm thì công dân có quyền từ chối không? (Hình từ Internet)
Công an phường kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc nửa đêm thì công dân có quyền từ chối không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA về kiểm tra cư trú như sau:
Kiểm tra cư trú
1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
2. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
...
Như vậy, cán bộ, chiến sĩ Công an phường được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền tổ chức kiểm tra cư trú đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, kể cả vào ban đêm nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 9 Luật Cư trú 2020 thì công dân có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
Cho nên, công dân cần hợp tác chấp hành làm việc với lực lượng kiểm tra cư trú về việc kiểm tra đột xuất này và không được quyền từ chối.
Công dân không chấp hành kiểm tra cư trú có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, người dân có hành vi không chấp hành kiểm tra cư trú có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên là mức xử phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?