Con của hộ gia đình làm nghề ngư nghiệp có mức sống trung bình khi tham gia đóng bảo hiểm y tế được hỗ trợ bao nhiêu?
- Gia đình theo nghề ngư nghiệp có mức sống trung bình thì con có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế không?
- Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước đối với con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình là bao nhiêu?
- Con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình đóng bảo hiểm y tế theo phương thức nào?
Gia đình theo nghề ngư nghiệp có mức sống trung bình thì con có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho những đối tượng sau đây:
"Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ."
Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều này, con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Con của hộ gia đình làm nghề ngư nghiệp có mức sống trung bình khi tham gia đóng bảo hiểm y tế được hỗ trợ bao nhiêu?
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước đối với con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước đối với con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình cụ thể như sau:
"1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này, tức người thuộc hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình thì sẽ nhận được mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế tối thiểu là 30% mức đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trường hợp các cơ quan có thẩm quyền xét thấy người này thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
Con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình đóng bảo hiểm y tế theo phương thức nào?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế, cụ thể đối với con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
"6. Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này:
a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện của hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của người tham gia và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này."
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế và phương thức đóng bảo hiểm y tế cụ thể đối với các trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng nói chung và trường hợp con của hộ gia đình làm ngư nghiệp có mức sống trung bình nói riêng, theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?