Cọc khoan nhồi là gì? Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế như thế nào the quy định?
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9395:2012 về Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu, cụ thể như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Cọc khoan nhồi (Bored pile)
Loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.
3.2
Dung dịch khoan (Stabilizing fluids)
Dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như bentonite, polime ... có khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.
3.3
Thép gia cường (Stiffening rings)
Vòng thép tròn đặt phía trong cốt thép chủ của lồng thép để tăng độ cứng của lồng khi vận chuyển và lắp dựng.
3.4
Con kê (Spacers)
Phụ kiện bằng thép bản hoặc xi măng-cát (hình tròn) dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan.
Theo đó, cọc khoan nhồi (Bored pile) được hiểu là loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.
Cọc khoan nhồi là gì? Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế như thế nào the quy định? (hình từ internet)
Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế như thế nào?
Tiêu chuẩn thiết kế bê tông dùng để thi công cọc khoan nhồi được quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9395:2012 về Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu, cụ thể như sau:
10 Đổ bê tông
10.1 Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế về cường độ, hỗn hợp bê tông có độ sụt từ 18 cm đến 20 cm.
10.2 Ống đổ bê tông được chế bị trong nhà máy thường có đường kính từ 219 mm đến 273 mm theo tổ hợp 0,5; 1,0; 2,0; 3,0 và 6,0 m, ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch khoan vào trong. Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít hơn 1,5 m.
10.3 Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có vát côn), đảm bảo cho mẻ vữa bê tông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đổ bê tông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông.
10.4 Bê tông được đổ không gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 h). Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1 m (để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc).
10.5 Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20 %. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành lỗ khoan.
Theo quy định này thì bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Lưu ý: Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế về cường độ, hỗn hợp bê tông có độ sụt từ 18 cm đến 20 cm.
Việc nghiệm thu cọc khoan nhồi được tiến hành dựa trên cơ sơ hồ sơ nào?
Việc nghiệm thu cọc khoan nhồi được quy định tại tiểu mục 12.7 Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9395:2012 về Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu, cụ thể như sau:
12.7 Nghiệm thu cọc khoan nhồi
Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
a) Hồ sơ thiết kế dược duyệt;
b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
c) Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;
d) Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
e) Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, tham khảo Phụ lục C; thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;
f) Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
h) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT)...) theo quy định của Thiết kế;
g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.
Chiếu theo quy định này thì việc nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
- Hồ sơ thiết kế dược duyệt;
- Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
- Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;
- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, tham khảo Phụ lục C; thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;
- Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
- Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT)...) theo quy định của Thiết kế;
- Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?