Có yêu cầu nghiên cứu viên hạng III phải tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hay không?
Mã số của nghiên cứu viên hạng III theo quy định là bao nhiêu và thuộc trong nhóm chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định về Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồm: nhóm chức danh nghiên cứu khoa học và nhóm chức danh công nghệ.
2. Nhóm chức danh nghiên cứu khoa học bao gồm:
a) Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)
Mã số: V.05.01.01
b) Nghiên cứu viên chính (hạng II)
Mã số: V.05.01.02
c) Nghiên cứu viên (hạng III)
Mã số: V.05.01.03
d) Trợ lý nghiên cứu (hạng IV)
Mã số: V.05.01.04
3. Nhóm chức danh công nghệ bao gồm:
a) Kỹ sư cao cấp (hạng I)
Mã số: V.05.02.05
b) Kỹ sư chính (hạng II)
Mã số: V.05.02.06
c) Kỹ sư (hạng III)
Mã số: V.05.02.07
d) Kỹ thuật viên (hạng IV) Mã số:
V.05.02.08
Theo đó, mã số của nghiên cứu viên hạng III theo quy định là V.05.01.03 và thuộc trong nhóm chức danh nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu viên hạng III (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của nghiên cứu viên hạng III là gì?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định về nhiệm vụ của nghiên cứu viên hạng III như sau:
Nghiên cứu viên (hạng III) - Mã số: V.05.01.03
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh;
b) Trực tiếp nghiên cứu, tham gia các hoạt động điều tra, khảo sát, phục vụ nghiên cứu và hướng dẫn, kiểm tra các trợ lý nghiên cứu thực hiện các nội dung nghiên cứu, thí nghiệm được giao; tham gia các sinh hoạt học thuật chuyên ngành;
c) Viết báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ, biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến và ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Có thể thấy rằng, trên đây là 03 nhiệm vụ mà nghiên cứu viên hạng III cần thực hiện theo đúng với quy định. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên (hạng III).
Có yêu cầu nghiên cứu viên hạng III phải tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hay không?
Cụ thể về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN quy định:
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đối với lĩnh vực nghiên cứu; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; nội dung quản lý, phương pháp triển khai nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Nắm vững cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan;
- Có khả năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; có khả năng tổ chức và kết nối các nhà nghiên cứu có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cụ thể; có khả năng xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học được giao, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu;
- Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.
Trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên, chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học trong nước có uy tín.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì chỉ có quy định trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên, chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
Còn đối với yêu cầu nghiên cứu viên hạng III phải tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên là của quy định cũ trước khi được sửa đổi bởi Thông tư 01/2020/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?