Cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
- Cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
- Cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì được phân loại là tội phạm gì?
- Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên là bao nhiêu năm?
Cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 231 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định gây thất thoát hàng cứu trợ từ 300 triệu đồng trở lên thì có thể đối mặt với mức án cao nhất là 5 năm tù.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định gây thất thoát hàng cứu trợ (Hình từ Internet)
Cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì được phân loại là tội phạm gì?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó, cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên thì được phân loại là tội phạm nghiêm trọng.
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm trái quy định về phân phối hàng cứu trợ gây thất thoát từ 300 triệu đồng trở lên là 10 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?