Có vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết?
Có vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết?
Căn cứ tại khoản 1, 2, 3 Điều 13 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước như sau:
Giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước
1. Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, ban hành văn bản giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh.
...
Như vậy, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh là:
- Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, ban hành văn bản giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy cần đảm bảo gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc ban hành văn bản hành chính phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Mục đích ban hành văn bản hành chính là để kịp thời hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này;
- Nội dung hướng dẫn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền hướng dẫn và các nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này;
- Không quy định thêm yêu cầu, điều kiện hoặc làm tăng thời gian giải quyết, phát sinh chi phí, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện;
- Văn bản hướng dẫn phải được công khai theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị quyết này.
Văn bản hướng dẫn phải được công khai theo các phương thức nào?
Dẫn chiếu tại khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về trách nhiệm công khai thông tin và hướng dẫn thực hiện như sau:
Trách nhiệm công khai thông tin và hướng dẫn thực hiện
...
2. Việc công khai các nội dung tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hình thức phù hợp khác; đồng thời, phải được công khai tập trung trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông tin của các cơ quan cấp tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với thông tin của các cơ quan cấp huyện.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo đối ngoại với các nước, tổ chức quốc tế, khu vực liên quan về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội khóa XV, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
4. Các cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, trả lời, hướng dẫn, giải đáp các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này.
Như vậy, khi thay đổi tên gọi cơ quan, chức danh có thẩm quyền thì được công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hình thức phù hợp khác.
Đồng thời, phải được công khai tập trung trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông tin của các cơ quan cấp tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với thông tin của các cơ quan cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về ước mơ làm họa sĩ hay nhất? Văn kể về ước mơ của em làm họa sĩ? Dàn ý chi tiết?
- Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
- Quyết định 1186 Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm 2025 2026 tại TPHCM ra sao? Tải về Quyết định 1186?
- Nghị luận về tinh thần lạc quan 200 chữ? Dẫn chứng về tinh thần lạc quan? Đầu tư cho giáo dục được quy định thế nào?
- Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ từ đồng nghĩa? Phân loại từ đồng nghĩa? Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc?