Có thể lấy mẫu phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua những phương pháp nào?
- Có thể lấy mẫu phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua những phương pháp nào?
- Việc xác định tỷ lệ tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo phương pháp nào?
- Có thể xác định thành phần tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hay không?
Có thể lấy mẫu phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua những phương pháp nào?
Tại tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Phương pháp lấy mẫu:
a) Phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ khối lượng, thành phần tạp chất:
a1. Đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu là hàng rời (không chứa trong công ten nơ)
Mẫu đại diện là mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 5 vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu (với khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,...). Tổng khối lượng mẫu đại diện là 50 kg. Trường hợp nghi ngờ lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này, Cơ quan kiểm tra quyết định bổ sung mẫu đại diện của lô hàng theo phương pháp lấy mẫu quy định tại mục này, nhưng không quá 03 mẫu đại diện.
a2. Đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu chứa trong các công ten nơ
Việc giám định chất lượng phế liệu nhựa nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở lấy và phân tích mẫu đại diện. Một mẫu đại diện bao gồm một hoặc một số mẫu ngẫu nhiên được trộn đều với nhau, sau đó lấy ra 10 kg từ khối mẫu đã được trộn đều để làm mẫu đại diện (có khối lượng là 10 kg).
- Mẫu ngẫu nhiên là mẫu được lấy tại 5 vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của một công ten nơ được lựa chọn (với khoảng cách giữa các vị trí lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,...). Khối lượng một mẫu ngẫu nhiên là 10 kg;
Theo quy định trên, có thể thấy đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, tùy thuộc vào lô hàng đó là hàng rời (không chứa trong công ten nơ) hay lô hàng chứa trong các công ten nơ mà việc tiến hành phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ khối lượng, thành phần tạp chất cũng được thực hiện tương ứng như trên.
Có thể lấy mẫu phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua những phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định tỷ lệ tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo phương pháp nào?
Căn cứ tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất được quy định cụ thể như sau:
Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất:
Tiến hành tách, phân loại các tạp chất bằng các phương pháp cơ, lý để tách riêng tạp chất khỏi nhựa và cân khối lượng của các tạp chất này.
Tỷ lệ tạp chất là tỷ lệ khối lượng các tạp chất so với tổng khối lượng mẫu thử, được tính bằng đơn vị phần trăm (%).
Theo đó, việc xác định tỷ lệ tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất có thể tiến hành bằng các phương pháp cơ, lý để tách riêng tạp chất khỏi nhựa và cân khối lượng của các tạp chất này.
Có thể xác định thành phần tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hay không?
Phương pháp xác định thành phần tạp chất có trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất được quy định cụ thể tại tiết 3.2.5 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, cụ thể:
Phương pháp xác định thành phần tạp chất:
a) Việc xác định nồng độ hoạt độ phóng xạ của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu thực hiện theo TCVN 7469:2005 (ISO 11932:1996) - Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất.
b) Việc xác định ngưỡng chất thải nguy hại trong lượng tạp chất tách ra từ phế liệu nhựa nhập khẩu và phế liệu nhựa dạng màng thực hiện theo QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại và chất thải có khả năng là chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Như vậy, đối với phế liệu nhựa nhập khẩu, có thể xác định thành phần tạp chất có chứa trong phế liệu theo phương pháp cụ thể được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?