Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?

Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì? Việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên được quy định ra sao? Câu hỏi của anh Hoàng (Hồ Chí Minh).

Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?

Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ
....
3. Cơ sở y tế có người học nghề, học viên, sinh viên thực tập vận hành các thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ hoặc thuốc phóng xạ, làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm:
a) Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng nêu trên các yêu cầu cơ bản về an toàn bức xạ, các nội quy, quy định an toàn bức xạ của cơ sở;
b) Bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi, giám sát trong quá trình làm việc;
c) Áp dụng các biện pháp kiểm soát liều để bảo đảm liều chiếu xạ của các đối tượng này không vượt quá giới hạn liều theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 18/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

Chiếu theo quy định này thì cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có các trách nhiệm sau:

- Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng nêu trên các yêu cầu cơ bản về an toàn bức xạ, các nội quy, quy định an toàn bức xạ của cơ sở;

- Bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi, giám sát trong quá trình làm việc;

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát liều để bảo đảm liều chiếu xạ của các đối tượng này không vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp.

Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?

Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì? (hình từ Internet)

Việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ được quy định ra sao?

Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về việc đào tạo an toàn bức xạ cho sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ được thực hiện như sau:

- Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế mới tuyển dụng theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

- Định kỳ ít nhất 03 năm một lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ y tế.

- Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy an toàn bức xạ, quy định của cơ sở liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.

- Bảo đảm việc đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

- Lập, cập nhật và lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ.

Giới hạn liều nghề nghiệp đối với sinh viên thực tập tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là bao nhiêu?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Giới hạn liều nghề nghiệp
1.1. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi là:
a) Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) [1] và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da[2] 500 mSv trong một năm;
d) Riêng đối với nhân viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.
1.2. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với người học việc trong quá trình đào tạo nghề có liên quan đến bức xạ và đối với học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:
a) Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;
b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;
c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.

Đối chiếu với quy định trên thì giới hạn liều nghề nghiệp đối với sinh viên thực tập sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:

- Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;

- Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;

- Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.

Nguồn phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung của quy trình kiểm soát ra vào để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc điều kiện hóa đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hay không? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Chủ nguồn phóng xạ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bằng cách nào? Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp giấy phép để tiến hành công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn phóng xạ
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,087 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguồn phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào