Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ không?
- Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ thì bắt buộc phải có các biện pháp bảo đảm an ninh nào?
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng như sau:
Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y;
b) Không khai báo bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin đã thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, nhân viên phụ trách an toàn, địa chỉ cơ sở, tình trạng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm có sự thay đổi;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ theo quy định.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nguồn phóng xạ (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 2.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.
Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ thì bắt buộc phải có các biện pháp bảo đảm an ninh nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân như sau:
An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải có các biện pháp bảo đảm an ninh sau đây:
a) Kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Không cho phép cá nhân không có nhiệm vụ tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
c) Thực hiện quy định về kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ghi trong giấy phép;
d) Việc chuyển giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở tiến hành công việc bức xạ phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền và có biên bản bàn giao;
đ) Tiến hành kiểm đếm định kỳ ít nhất một năm một lần để bảo đảm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được để đúng nơi quy định trong điều kiện an ninh;
e) Bảo vệ bí mật các biện pháp an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên và quản lý vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có kế hoạch bảo đảm an ninh;
b) Phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
c) Áp dụng ngay biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp;
d) Ngăn chặn kịp thời việc phá hoại nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; có kế hoạch kiểm đếm thường xuyên hằng tháng, hằng tuần hoặc hằng ngày theo hướng dẫn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
đ) Có phương án giảm thiểu tác hại khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị phá hoại;
e) Bảo vệ bí mật thông tin về hệ thống an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ thì bắt buộc phải có các biện pháp bảo đảm an ninh được quy định tại khoản 1 Điều 22 nêu trên.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân quản lý nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên thì cần phải có thêm những biên pháp được quy định tại khoản 2 Điều 22 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?