Cơ sở thử nghiệm tàu bay không người lái phải đảm bảo tàu bay đạt được những tiêu chuẩn điều kiện bày nào trước khi thử nghiệm tính năng?
- Cơ sở thử nghiệm tàu bay để có thể hoạt động thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do cơ quan nào quy định theo quy định pháp luật hiện nay?
- Cơ sở thử nghiệm tàu bay không người lái phải đảm bảo tàu bay đạt được những tiêu chuẩn điều kiện bày nào trước khi thử nghiệm tính năng?
Cơ sở thử nghiệm tàu bay để có thể hoạt động thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 20 Luật Hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về điểu kiện hoạt động của cơ sở thử nghiệm tàu bay như sau:
Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay
1. Việc thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận.
2. Cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp. Người đề nghị cấp giấy phép phải nộp lệ phí.
3. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam chỉ được bảo dưỡng tại cơ sở bảo dưỡng và theo chương trình bảo dưỡng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
4. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay khi thử nghiệm thực tế tính năng bay của tàu bay phải báo cáo và tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Theo quy định trên thì cơ sở thử nghiệm thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay để có thể hoạt động thì cần phải có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp. Người đề nghị cấp giấy phép phải nộp lệ phí.
Bên cạnh, trong quá trình thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, cơ sở phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận.
Trong quá trình thử nghiệm tàu bay thì cơ sở cần phải báo cáo và tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do cơ quan nào quy định theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 21 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về tiêu chuẩn đủ điều điều kiện bay như sau:
Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của người lái trên thiết bị bay đó.
Phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.
Khí cầu là thiết bị bay mà lực nâng được tạo bởi chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, bao gồm khí cầu bay có người điều khiển và khí cầu bay không có người điều khiển.
Mô hình bay bao gồm các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn; các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.”
Như vậy, đối với việc thử nghiệm tàu bay không người lái, cơ sở thử nghiệm cần đảm bảo tàu bay đạt đủ các tiêu chuẩn về điều kiện bay do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Cơ sở thử nghiệm tàu bay không người lái phải đảm bảo tàu bay đạt được những tiêu chuẩn điều kiện bày nào trước khi thử nghiệm tính năng?
Cơ sở thử nghiệm tàu bay không người lái phải đảm bảo tàu bay đạt được những tiêu chuẩn điều kiện bày nào trước khi thử nghiệm tính năng? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 35/2017/TT-BQP thì cơ sở thử nghiệm tàu bay không người lái cần đảm bảo tàu bay đạt đủ các tiêu chuẩn về điều kiện bay như:
(1) Đặc điểm nhận dạng tàu bay không người lái:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
(2) Tính năng cơ bản:
- Sải cánh, thân dài, chiều cao;
- Số lượng và kiểu loại động cơ, nơi sản xuất động cơ;
- Loại nhiên liệu sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
- Trọng lượng cất cánh tối đa;
- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa; tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
- Tầm bay tối đa;
- Độ cao bay tối đa, thời gian đạt được độ cao tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động;
- Phương pháp cất, hạ cánh;
- Kích thước bãi cất, hạ cánh;
- Khả năng mang, treo thiết bị theo tàu bay (kèm theo thuyết minh tính năng thiết bị mang, treo); code nhận biết (nếu có);
- Phương pháp điều khiển tàu bay, phần mềm điều khiển, kiểu loại (tổ hợp) thiết bị điều khiển, tần số điều khiển, trạm mặt đất, (nếu có);
- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, (có mô tả tính năng);
- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
- Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu, lưu dữ liệu hành trình bay (nếu có);
- Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
- Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
- Phương tiện vận chuyển tàu bay (nếu có);
- Số người tham gia vận hành, điều khiển;
- Các điều kiện hoạt động (yêu cầu về vị trí cất, hạ cánh; nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và các nội dung khác có liên quan);
- Mục đích sử dụng (nêu rõ mục đích thương mại, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học, giải trí, chụp ảnh, ghi hình, trinh sát, quan sát và các nội dung khác có liên quan);
- Tính năng bay khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?