Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải gửi hồ sơ ở đâu để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định điều kiện về cơ sở vật vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao như sau:
Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
...
Như vậy, theo quy định, cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bờ ao, bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước;
- Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
- Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
Lưu ý: Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng các quy định trên.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải gửi hồ sơ ở đâu để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản? (Hình từ Internet)
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải gửi hồ sơ ở đâu để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
...
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
a) Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
...
Như vậy, cơ sở nuôi trồng thủy sản phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo quy định.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
...
5. Thu hồi Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;
c) Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, theo quy định trên thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản có thể bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
- Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc;
- Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 hoặc;
- Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?