Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?

Về việc kiểm soát nhiễm khuẩn, cụ thể là cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn? Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là gì và tổ chức thực hiện ra sao? Và tổ chức và nhiệm vụ của khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Huyền đến từ TP.HCM.

Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BYT có giải thích thì kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, theo Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn như sau:

- Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn:

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:

+ Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?

Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là gì và tổ chức thực hiện ra sao?

Theo Điều 17 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn như sau:

* Tổ chức:

- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Giám đốc) quyết định thành lập.

- Chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là Giám đốc.

- Thư ký Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Các thành viên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện lãnh đạo các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng, trong đó tối thiểu phải có sự tham gia của lãnh đạo các phòng chức năng, khoa vi sinh/xét nghiệm, khoa dược và một số khoa lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao.

* Nhiệm vụ:

- Tư vấn cho Giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn về việc sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong cơ sở phù hợp với kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tham gia giám sát, đào tạo, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Xem xét, đánh giá và định hướng việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở.

Tổ chức và nhiệm vụ của khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn được quy định như thế nào?

Theo Điều 18 Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về tổ chức và nhiệm vụ của khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn cụ thể như sau:

* Tổ chức:

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận giám sát, khử khuẩn tiệt khuẩn, quản lý đồ vải và vệ sinh môi trường do Giám đốc quyết định, trong đó tối thiểu phải có bộ phận giám sát.

- Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên và tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, làm việc toàn thời gian tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn có trưởng bộ phận là người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn, có văn bản phân công phụ trách của Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

* Nhiệm vụ:

- Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.

- Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.

- Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.

- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

- Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

Cơ sở khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh chữa bệnh năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có được tham gia đấu thầu không? Có được lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật không?
Pháp luật
Công văn 2567/BYT-KCB năm 2024 hướng dẫn thực hiện đăng tải danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh lại giấy phép hoạt động không?
Pháp luật
Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám chữa bệnh đã được áp dụng thử nghiệm bao gồm những gì?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì và do ai thành lập? Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu có trách nhiệm phải thành lập Hội đồng truyền máu hay không?
Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước được chia thành mấy cấp chuyên môn kỹ thuật? Việc xếp các cấp này theo tiêu chí nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? Nộp hồ sơ đề nghị ở đâu?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở khám chữa bệnh
3,427 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào