Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khác để đo điện não không?

Cho tôi hỏi nếu chưa có thiết bị đo điện não thì cơ sở khám chữa bệnh của tôi có thể ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khám chữa bệnh khác để thực hiện đo điện não cho những tài xế lái xe ô tô tải hay không? Câu hỏi của chị N.T.H từ TP.HCM.

Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải phải đảm bảo đầy đủ những trang thiết bị nào?

Trang thiết bị cần thiết của cơ sở khám sức khỏe đối với người lái xe được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

Quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ các quy định sau đây:
...
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng yêu cầu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Dẫn chiếu Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

PHỤ LỤC SỐ 04
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LÁI XE

Theo đó, cơ sở khám chữa bệnhcho người lái xe ô tô tải phải đảm bảo đầy đủ những trang thiết bị sau:

(1) Tủ hồ sơ bệnh án/phương tiện lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe.

(2) Tủ thuốc cấp cứu có đủ các thuốc cấp cứu theo quy định.

(3) Bộ bàn ghế khám bệnh.

(4) Giường khám bệnh.

(5) Ghế chờ khám.

(6) Tủ sấy dụng cụ.

(7) Nồi luộc, khử trùng dụng cụ y tế.

(8) Cân có thước đo chiều cao Thước dây.

(9) Ông nghe tim phổi.

(10) Huyết áp kế.

(11) Đèn đọc phim X-quang.

(12) Búa thử phản xạ.

(13) Bộ khám da (kính lúp).

(14) Đèn soi đáy mắt.

(15) Hộp kính thử thị lực.

(16) Bảng kiểm tra thị lực.

(17) Bảng thị lực màu.

(18) Bộ khám tai mũi họng: đèn soi, 20 bộ dụng cụ, khay đựng.

(19) Bộ khám răng hàm mặt.

(20) Bàn khám và bộ dụng cụ khám phụ khoa.

(21) Thiết bị phân tích huyết học.

(22) Thiết bị phân tích sinh hóa.

(23) Thiết bị phân tích nước tiểu hoặc Bộ dụng cụ thử nước tiểu.

(24) Thiết bị chụp X-quang.

(25) Thiết bị đo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

(26) Bộ Test nhanh phát hiện ma túy.

(27) Thiết bị đo điện não.

(28) Thiết bị siêu âm.

(29) Thiết bị điện tâm đồ.

Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khám chữa bệnh khác để thực hiện đo điện não hay không?

Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khác để đo điện não không? (Hình từ Internet)

Cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có được phép ký hợp đồng hỗ trợ với cơ sở khám chữa bệnh khác để thực hiện đo điện não hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

Quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ các quy định sau đây:
...
3. Về phạm vi hoạt động chuyên môn: có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Như vậy, trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh cho người lái xe ô tô tải chưa có thiết bị đo điện não thì có thể ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe ô tô tải?

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định như sau:

Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.

Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh có những trách nhiệm sau trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe ô tô tải:

(1) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.

(2) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.


Cơ sở khám chữa bệnh Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Cơ sở khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ sở khám chữa bệnh không hoạt động bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Biển hiệu của cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo có những nội dung gì? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh?
Pháp luật
Công văn 6827 do Bộ Y tế ban hành tăng cường quản lý thông tin, dữ liệu y tế tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh đối với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân như thế nào? Nếu làm lộ thông tin của bệnh nhân thì bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý II năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu của quý III 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Mẫu phiếu tiếp nhận đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám chữa bệnh là mẫu nào?
Pháp luật
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở khám chữa bệnh
966 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào