Cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh là gì? Mỗi tỉnh được xây dựng tối đa bao nhiêu cơ sở huấn luyện dự bị động viên?
Cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh là gì? Có chức năng, nhiệm vụ ra sao?
Cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh là gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh là nơi tổ chức huấn luyện lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và các lực lượng vũ trang trên địa bàn của tỉnh, bao gồm các công trình phục vụ cho quản lý, huấn luyện, diễn tập lực lượng dự bị động viên trong thời gian tập trung huấn luyện, như: Doanh trại; trường bắn, thao trường huấn luyện và các công trình phụ trợ bảo đảm khác.
Theo Điều 5 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở huấn luyện
1. Huấn luyện lực lượng dự bị động viên trên địa bàn tỉnh.
2. Tập huấn, bồi dưỡng và huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ; huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng do cấp tỉnh tổ chức.
3. Thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Theo đó, cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Huấn luyện lực lượng dự bị động viên trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn, bồi dưỡng và huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ; huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng do cấp tỉnh tổ chức.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Mỗi tỉnh được xây dựng tối đa bao nhiêu cơ sở huấn luyện dự bị động viên?
Theo Điều 4 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện
1. Mỗi tỉnh cải tạo, đầu tư xây dựng 01 cơ sở huấn luyện.
2. Tận dụng các cơ sở sẵn có ở địa phương phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị động viên, để cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện đủ điều kiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
3. Quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên phát huy tính đa năng của các công trình cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương; kết hợp chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì mỗi tỉnh chỉ cải tạo, đầu tư xây dựng 01 cơ sở huấn luyện dự bị động viên.
Ngoài ra, việc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tận dụng các cơ sở sẵn có ở địa phương phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị động viên, để cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện đủ điều kiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
- Quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên phát huy tính đa năng của các công trình cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương; kết hợp chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh.
Cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên ở vị trí nào?
Theo Điều 6 Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện như sau:
- Việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh gồm doanh trại, trường bắn, thao trường huấn luyện, các công trình phụ trợ khác phù hợp quy hoạch đã được Quân khu, Bộ Quốc phòng phê duyệt.
- Vị trí cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh
+ Trung tâm huấn luyện dự bị động viên của tỉnh đối với các tỉnh đã có;
+ Doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc Trung đoàn bộ binh của tỉnh;
+ Doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Trường bắn, thao trường huấn luyện và các công trình phụ trợ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quân sự cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?