Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá cơ sở mình theo những bước nào? Kế hoạch tự đánh giá phải thể hiện được những nội dung gì?
- Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá cơ sở mình theo những bước nào?
- Kế hoạch tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học lập phải được ai phê duyệt?
- Kế hoạch tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học lập phải thể hiện được những nội dung gì?
- Thu thập và xử lý thông tin, minh chứng khi cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá như thế nào?
Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá cơ sở mình theo những bước nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT giải thích, tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Căn cứ theo Điều 31 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Các bước tự đánh giá
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
4. Viết báo cáo tự đánh giá.
5. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
6. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá theo các bước sau:
Bước 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
Bước 2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
Bước 3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
Bước 4. Viết báo cáo tự đánh giá.
Bước 5. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
Bước 6. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Kế hoạch tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học lập phải được ai phê duyệt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT quy định về Lập kế hoạch tự đánh giá như sau:
Lập kế hoạch tự đánh giá
1. Cơ sở giáo dục lập kế hoạch tự đánh giá và được Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt.
...
Theo quy định trên, cơ sở giáo dục đại học lập kế hoạch tự đánh giá và được Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt.
Kế hoạch tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học lập phải thể hiện được những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT quy định về Lập kế hoạch tự đánh giá như sau:
Lập kế hoạch tự đánh giá
...
2. Kế hoạch tự đánh giá phải thể hiện được các nội dung sau:
a) Mục đích và phạm vi của đợt tự đánh giá;
b) Thành phần Hội đồng tự đánh giá;
c) Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Hội đồng;
d) Công cụ tự đánh giá;
đ) Xác định các thông tin và minh chứng cần thu thập;
e) Dự kiến các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính và thời điểm cần huy động các nguồn lực trong quá trình triển khai tự đánh giá;
g) Thời gian biểu: chỉ rõ khoảng thời gian cần thiết để triển khai và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể trong quá trình triển khai tự đánh giá.
Như vậy, theo quy định trên, kế hoạch tự đánh giá do cơ sở giáo dục đại học lập phải thể hiện được các nội dung sau:
- Mục đích và phạm vi của đợt tự đánh giá;
- Thành phần Hội đồng tự đánh giá;
- Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Hội đồng;
- Công cụ tự đánh giá;
- Xác định các thông tin và minh chứng cần thu thập;
- Dự kiến các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính và thời điểm cần huy động các nguồn lực trong quá trình triển khai tự đánh giá;
- Thời gian biểu: chỉ rõ khoảng thời gian cần thiết để triển khai và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể trong quá trình triển khai tự đánh giá.
Thu thập và xử lý thông tin, minh chứng khi cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự đánh giá như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng
1. Căn cứ vào các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, Hội đồng tự đánh giá phân công cụ thể cho các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin và minh chứng trước khi tiến hành viết báo cáo tự đánh giá.
2. Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Có biện pháp bảo vệ, lưu trữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để triển khai hoạt động tự đánh giá, số hóa các minh chứng, tạo thuận tiện cho việc cập nhật, lưu trữ và đối chiếu thông tin.
Theo đó, căn cứ vào các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Hội đồng tự đánh giá phân công cụ thể cho các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin và minh chứng trước khi tiến hành viết báo cáo tự đánh giá.
Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Có biện pháp bảo vệ, lưu trữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được.
Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để triển khai hoạt động tự đánh giá, số hóa các minh chứng, tạo thuận tiện cho việc cập nhật, lưu trữ và đối chiếu thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?