Cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật?
Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học là gì?
Căn cứ Điều 43 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế như sau:
Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học được thực hiện nhằm mục tiêu:
(1) Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
(2) Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học như sau:
Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
7. Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
8. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
9. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
(1) Liên kết đào tạo.
(2) Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
(3) Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
(4) Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
(5) Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
(6) Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ;
Cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
(7) Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
(8) Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
(9) Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định về việc liên kết đào tạo với nước ngoài như sau:
Liên kết đào tạo với nước ngoài
...
2. Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài.
3. Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp. Các bên liên kết phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục đại học không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng;
(2) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp.
Ngoài ra, các bên liên kết còn phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?