Cơ sở do UBND cấp xã quản lý đảm bảo phòng cháy chữa cháy dựa trên các điều kiện nào theo quy hiện nay?
Cơ sở do UBND cấp xã quản lý đảm bảo phòng cháy chữa cháy dựa trên các điều kiện nào theo quy hiện nay?
Căn cứ quy định khoản 2 tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở do cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý được quy định như sau:
- Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây (Phụ lục IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP được thay thế bởi Phụ lục IV Nghị định 50/2024/NĐ-CP, xem chi tiết tại đây Tải về):
+) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; (Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP được thay thế bởi Phụ lục V Nghị định 50/2024/NĐ-CP, xem chi tiết tại đây Tải về)
+) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Cơ sở do UBND cấp xã quản lý đảm bảo phòng cháy chữa cháy dựa trên các điều kiện nào theo quy hiện nay? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyết định thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định 136/2020/NĐ-CP việc thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng dân phòng PCCC được quy định như sau:
- Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.
- Bố trí lực lượng dân phòng:
+) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
+) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
- Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
- Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng PCCC.
Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP những người dưới đây phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
+) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
+) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
+) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
+) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, những đối tượng được nêu trên phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
Ngoài ra, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
- Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
- Xe ô tô chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc cần chú ý điều gì? Xe ô tô ra khỏi đường cao tốc mà không tuân thủ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức đặt cọc tối đa khi mua chung cư hình thành trong tương lai là bao nhiêu? Bàn giao chung cư hình thành trong tương lai được quy định thế nào?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy năm 2025? Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy?