Cơ sở cấp phát thuốc Methadone lưu và sử dụng kết quả xét nghiệm nước tiểu của người bệnh như thế nào?
Cơ sở cấp phát thuốc Methadone lưu và sử dụng kết quả xét nghiệm nước tiểu của người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục III Chương V Hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3509/QĐ-BYT năm 2015 quy định như sau:
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
...
4. Lưu và sử dụng kết quả:
- Kết quả xét nghiệm nước tiểu được ghi vào sổ xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân điều trị Methadone của cơ sở cấp phát thuốc.
- Phiếu xét nghiệm nước tiểu chuyển về cơ sở điều trị để lưu kèm theo hồ sơ bệnh án.
...
Theo đó, kết quả xét nghiệm nước tiểu được ghi vào sổ xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân điều trị Methadone của cơ sở cấp phát thuốc.
Phiếu xét nghiệm nước tiểu chuyển về cơ sở điều trị để lưu kèm theo hồ sơ bệnh án.
Kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh thì cơ sở cấp phát thuốc Methadone phải lưu ý những điều gì?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục I Chương V Hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3509/QĐ-BYT năm 2015 quy định như sau:
KHÁM, ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH
...
6. Kê đơn điều trị cho người bệnh
- Kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh chỉ do bác sỹ làm việc tại cơ sở điều trị kê đơn và áp dụng theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 14/2015/TT-BYT
Lưu ý:
- Việc cấp phát thuốc Methadone phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị. Cán bộ y tế tại cơ sở y tế nơi đặt cơ sở cấp phát thuốc không được phép thay đổi liều điều trị hàng ngày của người bệnh trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại Điểm 5 Mục này, cán bộ y tế tại cơ sở y tế đặt cơ sở cấp phát thuốc có trách nhiệm xử trí đảm bảo tuân thủ đúng Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Trường hợp người bệnh có các biểu hiện và triệu chứng cần can thiệp cấp cứu (ví dụ: ngộ độc chất dạng thuốc phiện...), người bệnh cần được xử trí ban đầu tại cơ sở cấp phát thuốc và được chuyển gửi tới các cơ sở y tế đúng chuyên khoa nếu cần.
...
Cụ thể, tại Điều 13 Thông tư 14/2015/TT-BYT quy định như sau:
Kê đơn thuốc Methadone
1. Bác sỹ chỉ được kê đơn thuốc Methadone sau khi trực tiếp khám, đánh giá người bệnh; kê đơn thuốc vào bệnh án và Đơn thuốc Methadone. Mẫu đơn thuốc thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (sau đây gọi tắt là Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT).
2. Kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3140/QĐ-BYT) và các quy định sau:
a) Đối với người bệnh trong giai đoạn dò liều: Bác sỹ kê đơn thuốc Methadone hằng ngày;
b) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều chỉnh liều: Bác sỹ kê đơn thuốc sau từ 03 đến 05 ngày điều trị tùy theo tình trạng của người bệnh và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều chỉnh liều;
c) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá một (01) tháng và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị;
d) Đối với người bệnh trong giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone là hai (02) tuần và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị;
đ) Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì nhưng phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh không cung cấp dịch vụ điều trị Methadone hoặc phải nằm tại nhà không thể đến cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone để uống hằng ngày: Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá bảy (07) ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của đợt điều trị.
Như vậy, kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh thì cơ sở cấp phát thuốc Methadone phải lưu ý:
- Việc cấp phát thuốc Methadone phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị. Cán bộ y tế tại cơ sở y tế nơi đặt cơ sở cấp phát thuốc không được phép thay đổi liều điều trị hàng ngày của người bệnh trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại Điểm 5 Mục này, cán bộ y tế tại cơ sở y tế đặt cơ sở cấp phát thuốc có trách nhiệm xử trí đảm bảo tuân thủ đúng Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Trường hợp người bệnh có các biểu hiện và triệu chứng cần can thiệp cấp cứu (ví dụ: ngộ độc chất dạng thuốc phiện...), người bệnh cần được xử trí ban đầu tại cơ sở cấp phát thuốc và được chuyển gửi tới các cơ sở y tế đúng chuyên khoa nếu cần.
Cơ sở cấp phát thuốc Methadone (Hình từ Internet)
Cơ sở cấp phát thuốc Methadone phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động nào?
Căn cứ Mục V Chương I Hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3509/QĐ-BYT năm 2015 quy định như sau:
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CẤP PHÁT THUỐC
1. Chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc cho người bệnh đã đạt liều điều trị duy trì.
2. Tổ chức làm việc hàng ngày bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, các ngày nghỉ lễ và ngày Tết, tùy điều kiện từng cơ sở, số lượng người bệnh nhận thuốc hàng ngày tại cơ sở cấp phát thuốc để quy định thời gian cấp phát thuốc phù hợp.
3. Thực hiện bảo quản, cấp phát thuốc theo đúng các quy định hiện hành.
4. Lồng ghép cấp phát thuốc Methadone với các dịch vụ khác như chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, lao, các biện pháp can thiệp giảm tác hại và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh.
5. Chịu sự hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở điều trị Methadone.
Theo đó, cơ sở cấp phát thuốc Methadone phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động sau:
- Chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc cho người bệnh đã đạt liều điều trị duy trì.
- Tổ chức làm việc hàng ngày bao gồm cả thứ 7, chủ nhật, các ngày nghỉ lễ và ngày Tết, tùy điều kiện từng cơ sở, số lượng người bệnh nhận thuốc hàng ngày tại cơ sở cấp phát thuốc để quy định thời gian cấp phát thuốc phù hợp.
- Thực hiện bảo quản, cấp phát thuốc theo đúng các quy định hiện hành.
- Lồng ghép cấp phát thuốc Methadone với các dịch vụ khác như chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, lao, các biện pháp can thiệp giảm tác hại và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh.
- Chịu sự hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở điều trị Methadone.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?