Cơ quan nào thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao? Hoạt động thanh tra Ngoại giao được quy định như thế nào?

Hoạt động thanh tra Ngoại giao được quy định như thế nào? Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức khác? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Bình Dương. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Cơ quan nào thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao?

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao theo Điều 3 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao như sau:

(1) Cơ quan thanh tra nhà nước:

- Thanh tra Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);

- Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).

(2) Cơ quan thanh tra chuyên ngành: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Hoạt động thanh tra Ngoại giao được quy định như thế nào?

Tại Điều 14 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung thanh tra hành chính

- Thanh tra Bộ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao.

- Thanh tra Sở thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Và Điều 15 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định cụ thể:

Nội dung thanh tra chuyên ngành

(1) Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:

- Việc tuân thủ các quy định pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

- Việc tuân thủ các quy định pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

(2) Về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam:

- Việc cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;

- Việc thực hiện các quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật.

(3) Về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam:

- Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Việc tuân thủ các nội dung theo giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

- Việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

(4) Về công tác lãnh sự:

- Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy hộ chiếu, cấp thị thực và thực hiện các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

- Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng, chứng thực và ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật;

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quốc tịch, hộ tịch của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

- Việc thực hiện các công việc lãnh sự khác theo quy định của pháp luật.

(5) Về công tác lễ tân:

- Việc thực hiện các quy định về nghi lễ đối ngoại trong công tác tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài, đón tiếp khách nước ngoài, đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế;

- Việc thực hiện các quy định, chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam và thành viên của các Cơ quan đại diện này.

(6) Về công tác thông tin đối ngoại:

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động của văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam;

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài thường trú và không thường trú tại Việt Nam.

(7) Về công tác ngoại giao kinh tế:

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ngoại giao kinh tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.

(8) Về công tác ngoại giao văn hóa:

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ngoại giao văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.

(9) Về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra chuyên ngành về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.

(10) Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài:

Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

Thanh tra Ngoại giao

Thanh tra Ngoại giao (Hình từ Internet)

Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức khác?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định như sau:

- Thanh tra Bộ:

+ Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;

+ Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thanh tra Sở và các cơ quan khác trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Thanh tra Sở:

+ Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh; báo cáo Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

+ Có trách nhiệm phối hợp, cử người tham gia các đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập khi có yêu cầu;

+ Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở và các cơ quan khác ở địa phương trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra Ngoại giao
Thanh tra Tải trọn bộ các văn bản về Thanh tra hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành kéo dài hơn 45 ngày có được không? Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quá trình thanh tra?
Pháp luật
Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
Pháp luật
Các khoản chi cho công tác nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai ra sao?
Pháp luật
Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo kiến nghị của Thanh tra nhà nước được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Thanh tra Cục có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Thanh tra Cục bị cấm thực hiện những hành vi nào trong hoạt động thanh tra?
Pháp luật
Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Chánh Thanh tra thực hiện thanh tra những vấn đề gì?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra theo quy định mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra là gì? Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/3/2024, thanh tra cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào theo Nghị định 03/2024/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra Ngoại giao
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
789 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra Ngoại giao Thanh tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra Ngoại giao Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào