Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
- Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
- Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở phiên họp định kỳ bao lâu một lần?
Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 8 Quyết định 22/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Thành phần, cơ quan giúp việc Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban An toàn giao thông cấp huyện
...
3. Cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông cấp huyện
a) Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định cơ quan thường trực và ban hành quy chế hoạt động của Ban An toàn giao thông cấp huyện.
...
Căn cứ quy định trên thì Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Quyết định 22/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
b) Chủ trương kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện, để triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, chỉ đạo cơ quan chức năng xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) hoặc đột xuất về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
5. Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
Theo đó, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gồm:
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
+ Chủ trương kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện, để triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn;
- Phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, chỉ đạo cơ quan chức năng xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) hoặc đột xuất về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở phiên họp định kỳ bao lâu một lần?
Theo khoản 3 Điều 9 Quyết định 22/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương họp định kỳ mỗi quý một lần. Khi phát sinh nhiệm vụ cấp bách, Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường.
...
Căn cứ quy định trên thì Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở phiên họp định kỳ mỗi quý một lần. Khi phát sinh nhiệm vụ cấp bách, Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?