Cơ quan nào của Bộ Quốc phòng tiếp nhận thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển?
- Cơ quan đầu mối triển khai sử dụng thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển là cơ quan nào?
- Cơ quan nào của Bộ Quốc phòng tiếp nhận thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển?
- Thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển được xử lý như thế nào?
Cơ quan đầu mối triển khai sử dụng thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển là cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế phối hợp thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển ban hành kèm theo Quyết định 79/2014/QĐ-TTg năm 2014, có quy định về cơ quan tiếp nhận thông tin như sau:
Cơ quan tiếp nhận thông tin
1. Cơ quan đầu mối triển khai Quy định sử dụng đường dây nóng phía Việt Nam là Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Cục Kiểm ngư).
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan đầu mối triển khai sử dụng thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển là Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đường dây nóng (Hình từ Internet)
Cơ quan nào của Bộ Quốc phòng tiếp nhận thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy chế phối hợp thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển ban hành kèm theo Quyết định 79/2014/QĐ-TTg năm 2014, có quy định về cơ quan tiếp nhận thông tin như sau:
Cơ quan tiếp nhận thông tin
…
2. Các cơ quan tiếp nhận thông tin
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trung tâm Quan sát tàu cá, Trung tâm Thông tin Kiểm ngư, Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản;
b) Bộ Quốc phòng: Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân;
c) Bộ Giao thông vận tải: Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam), Trung tâm phối hợp Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải Việt Nam;
d) Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn: Trung tâm Quốc gia Điều hành tìm kiếm cứu nạn;
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương: Hệ thống Trạm bờ thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Bộ Quốc phòng tiếp nhận thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển là Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân.
Thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển được xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế phối hợp thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển ban hành kèm theo Quyết định 79/2014/QĐ-TTg năm 2014, có quy định về cơ quan tiếp nhận thông tin như sau:
Cơ quan tiếp nhận thông tin
…
3. Xử lý thông tin
a) Cơ quan tiếp nhận thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đầu mối quy định tại Khoản 1 Điều này không quá 01 giờ kể từ khi nhận được thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển;
b) Cục Kiểm ngư gửi thông tin cho cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin;
c) Cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá: 01 giờ đối với trường hợp tránh nạn khẩn cấp; 02 giờ đối với sự cố nghề cá trên biển; 20 giờ đối với trường hợp tranh chấp nghề cá trên biển; 40 giờ đối với trường hợp bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân kể từ khi nhận thông tin từ cơ quan đầu mối;
d) Thông tin trao đổi, cung cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin đường dây nóng Việt Nam và Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển được xử lý như sau:
- Cơ quan tiếp nhận thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đầu mối quy định tại Khoản 1 Điều này không quá 01 giờ kể từ khi nhận được thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển;
- Cục Kiểm ngư gửi thông tin cho cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin;
- Cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá: 01 giờ đối với trường hợp tránh nạn khẩn cấp; 02 giờ đối với sự cố nghề cá trên biển; 20 giờ đối với trường hợp tranh chấp nghề cá trên biển; 40 giờ đối với trường hợp bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân kể từ khi nhận thông tin từ cơ quan đầu mối;
- Thông tin trao đổi, cung cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?
- Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?