Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương?
- Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương?
- Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương?
Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:
Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
3. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Như vậy, có thể thấy Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
+ Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
+ Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương? (Hình từ Internet)
Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:
- Khách quan, công khai, minh bạch.
- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
- Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.
- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương được quy định tại Điều 17 Nghị định 59/2012/NĐ-CP (Khoản 5 Điều này được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP) như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân.
- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP).
Xem thêm: Hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BTP.
- Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?