Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?

Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào? Tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật có bao gồm tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật?

Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-BTP quy định như sau:

Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là văn bản quy định chi tiết) được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy định chi tiết so với văn bản được quy định chi tiết;
b) Nội dung quy định chi tiết so với quy định của văn bản được quy chi tiết.
2. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Không có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Không có quy định mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật khác;
c) Không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong văn bản quy định chi tiết.
3. Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:
a) Không có quy định không phù hợp với thực tế dẫn đến không thực hiện được;
b) Không có quy định không rõ ràng, cụ thể dẫn đến không thực hiện được.

Theo đó, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở những nội dung cơ bản sau:

- Không có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Không có quy định mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật khác;

- Không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong văn bản quy định chi tiết.

Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?

Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào? (Hình từ Internet)

Tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật có bao gồm tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này theo các nội dung sau đây:
a) Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao;
b) Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật;
c) Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
d) Tình hình xử lý vi phạm pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
...

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các cơ quan nhà nước có bao gồm tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:

- Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

+ Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;

+ Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;

+ Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;

+ Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

+ Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.

- Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Đối với các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị này gửi Bộ Tư pháp trong quý I năm sau kỳ báo cáo.

- Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Thi hành pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số, ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo thứ tự nào? 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Quyết định của Ủy ban nhân dân có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân?
Pháp luật
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Căn cứ đề nghị xây dựng nghị định?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào?
Pháp luật
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Văn bản được ban hành với mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành pháp luật
185 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành pháp luật Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào